Hé mở bí mật thị trường toàn cầu trên Amazon 2023

Thị trường toàn cầu là một bước đột phá cho những doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, tăng trưởng và phát triển hơn nữa. Vậy thị trường toàn cầu là gì? Làm thế nào để mở rộng sang thị trường toàn cầu Amazon? Dưới đây là một số gợi ý cũng như hướng dẫn mà AGlobal gửi đến bạn nhé!

1. Thị trường toàn cầu là gì?

Thị trường toàn cầu là một khái niệm kinh tế học và kinh doanh, chỉ sự hội nhập và liên kết của các thị trường quốc gia trên toàn thế giới.

Thị trường toàn cầu cho phép các doanh nghiệp, công ty và người tiêu dùng có thể mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ vượt qua các biên giới quốc gia, không gian, thời gian và văn hóa.

Thị trường toàn cầu được hình thành nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, giao thông vận tải, toàn cầu hóa kinh tế và các hiệp định thương mại quốc tế. Thị trường toàn cầu có ảnh hưởng đến nhu cầu, cung cấp, giá cả, chất lượng và cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ trên thế giới.

Thị trường toàn cầu cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc thích ứng với sự đa dạng và biến đổi của thị hiếu và môi trường kinh doanh.

2. Thị trường toàn cầu Amazon

Amazon là nền tảng thương mại điện tử với các sản phẩm từ nhiều lĩnh vực khác nhau như bán lẻ điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm, đám mây máy chủ, phim ảnh và nội dung truyền hình. Hơn nữa, Amazon cũng phát triển các dịch vụ như Amazon Prime, Amazon Web Services (AWS), và hệ thống trí tuệ nhân tạo như trợ lý ảo Alexa.

Thị trường toàn cầu Amazon chỉ sự hội nhập và liên kết của các doanh nghiệp bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Amazon, một trong những sàn thương mại điện tử lớn và phổ biến nhất trên thế giới.

Amazon đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Úc và nhiều quốc gia khác.

Vì vậy, thị trường toàn cầu Amazon cho phép các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tiếp cận hàng triệu khách hàng, xây dựng thương hiệu quốc tế và tận dụng các dịch vụ hỗ trợ của Amazon như FBA (Fulfillment by Amazon), quảng cáo, khuyến mại,...

3. Làm thế nào để bán hàng trên thị trường toàn cầu Amazon?

Ngoại trừ một số thị trường toàn cầu của Amazon, người tiêu dùng có thể lựa chọn các cửa hàng trực tuyến của họ, tìm và mua nhiều loại hàng hóa khác nhau từ sách điện tử, đồ dùng nhà bếp đến các thiết bị gia dụng.

Sau khi mua hàng, Amazon sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng thông qua mạng lưới hoàn thiện của họ.

Tuy nhiên, bên cạnh sản phẩm của cá nhân Amazon như Echo, Kindle,... thì phần lớn các mặt hàng được bán trên nền tảng đều đến từ trực tiếp từ các nhà cung cấp hoặc từ bên thứ ba.

Với những nhà cung cấp trực tiếp sản phẩm cho Amazon, Amazon sẽ mua lại sản phẩm từ các nhà cung cấp đó với giá buôn và bán lại cho người tiêu dùng.

Còn đối với các nhà cung cấp bên thứ ba, có hai phương thức để bán hàng trên thị trường toàn cầu Amazon đó là:

  • Người bán sử dụng dịch vụ FBA (Fulfillment by Amazon): Đây là dịch vụ hỗ trợ lưu kho tại các kho của Amazon và niêm yết sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử của họ. Sau đó, khi có đơn hàng, Amazon sẽ thay mặt người bán lựa chọn, đóng gói và vận chuyển sản phẩm đó đến người mua​.

  • Người bán sử dụng dịch vụ FBM (Fulfillment by Merchant): Đây là hình thức mà người bán sẽ đăng sản phẩm của họ lên Amazon và tự thực hiện lưu trữ và vận chuyển sản phẩm của chính mình đến khách hàng mỗi khi có đơn hàng.

​4. Điểm chung của các thị trường toàn cầu trên Amazon

Một báo cáo của Jungle Scout được thực hiện năm 2021 đã khảo sát hàng nghìn nhà bán hàng trên thị trường toàn cầu của Amazon từ khắp mọi nơi trên thế giới để tìm hiểu về trải nghiệm bán hàng của họ.

Và bên cạnh những khác biệt điển hình của mỗi thị trường thì cũng tồn tại một số điểm tương đồng đáng ngạc nhiên.

Hầu hết người bán trên Amazon đều là người mới tham gia thị trường.

Không dưới 54% số người bán được khảo sát cho biết họ bán hàng được 2 năm hoặc ít hơn. Đặc biệt tại thị trường Ả Rập Xê Út, có tới 92% lượng người được hỏi cho biết họ tham gia thị trường được 2 năm hoặc ít hơn.

Ngược lại, ở Nhật Bản, tỷ lệ người bán có kinh nghiệm dẫn đầu. 17% người bán cho biết họ đã bán được trên 5 năm.

​FBA là phương thức được ưa chuộng trên toàn thế giới.

​Hơn 91% số người được khảo sát phản hồi rằng, bất kể họ bán hàng tại thị trường nào, họ đều sử dụng dịch vụ FBA (Fulfillment by Amazon).

Đọc thêm: Amazon FBA - Đâu là lý do khiến gói dịch vụ này được ưa chuộng tại AGlobal?

Gắn nhãn hiệu riêng cho sản phẩm là mô hình kinh doanh phổ biến.

​Gần như tất cả các nhà bán hàng trên thị trường (khoảng hơn 66%) ưa thích mô hình bán hàng này hơn tất cả những mô hình kinh doanh khác. (Gắn nhãn hiệu riêng là phương pháp sản xuất và đổi tên thương hiệu cho các sản phẩm hiện có để bán hàng trên Amazon).

Home & Kitchen (Nhà & Bếp) là danh mục bán hàng phổ biến nhất trên Amazon.

​Ít nhất 37% người được khảo sát đều kinh doanh các sản phẩm thuộc danh mục Home & Kitchen bất kể thị trường của họ là gì.

Duy chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ là đi theo xu hướng kinh doanh này, bên cạnh đó các sản phẩm thuộc danh mục Chăm sóc sắc đẹp & Chăm sóc cá nhân cũng được kinh doanh phổ biến không kém.

Người bán hàng ở tất cả các thị trường đang tập trung vào tìm kiếm và tối ưu hóa danh sách sản phẩm.

​Ít nhất 57% số người được hỏi ở tất cả các thị trường đều cho biết họ đang tập trung vào tối ưu hóa danh sách sản phẩm. Và 66% cho biết họ đang tập trung vào việc tìm kiếm thêm sản phẩm để bán.

Tìm kiếm sản phẩm để bán là thách thức lớn nhất mà các nhà bán hàng trên Amazon phải đối mặt.

​Tại tất cả các thị trường, ít nhất 50% số người được hỏi cho biết thách thức số một của họ là tìm kiếm sản phẩm phù hợp để bán trên Amazon.

Thách thức lớn thứ hai mà mà các người bán gặp phải đó là việc nhận những hỗ trợ từ Amazon hoặc đối phó với những thay đổi liên quan đến Amazon.

5. Một số thị trường toàn cầu tiềm năng trên Amazon

5.1. Amazon Hoa Kỳ (amazon.com)

Lưu lượng truy cập: 3,1 tỷ

Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Là thị trường Amazon đầu tiên, Amazon của Hoa Kỳ là tên miền Amazon phổ biến nhất cả về lưu lượng truy cập và mức độ phổ biến của người bán. 77% số người được khảo sát cho biết họ bán hàng trên thị trường Amazon Hoa Kỳ. Và 56% người bán hàng trên amazon.com sống ở Mỹ.

5.2. Amazon Canada (amazon.ca)

Lưu lượng truy cập: 231 triệu

Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Canada là thị trường phổ biến thứ hai, sau Mỹ. Phần lớn người bán hàng trên Amazon Canada đến từ Hoa Kỳ (41%), trong đó người Canada chỉ chiếm 29% số người bán hàng trên amazon.ca. Trong số những người bắt đầu bán hàng ở thị trường Canada, 18% bắt đầu với số tiền dưới 500 USD. Canada có tỷ lệ người bán có kinh nghiệm bán hàng từ 5 năm trở lên lớn thứ hai so với các thị trường khác.

5.3. Amazon Đức (amazon.de)

Lưu lượng truy cập: 605,38 triệu

Ngôn ngữ: Tiếng Đức

Về lượng truy cập, Đức chỉ đứng sau Mỹ với tư cách là thị trường nhộn nhịp nhất của Amazon. Nhà bán hàng Anh chiếm phần lớn ở thị trường Đức (22%), tiếp theo là người Mỹ (8%) và người bán Trung Quốc (18%). Người Đức chỉ chiếm 10% số người bán hàng trên amazon.de.

Tìm hiểu thêm: Top những điều cần biết về trang Amazon của Đức

5.4. Amazon Vương quốc Anh (amazon.co.uk)

Lưu lượng truy cập: 569,64 triệu

Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Amazon Vương quốc Anh là thị trường Amazon bán hàng phổ biến thứ ba sau Hoa Kỳ và Canada. Mặc dù vậy, Amazon.com vẫn có ít hơn một phần tư số người bán và lưu lượng truy cập ít hơn thị trường Đức. 43% người bán trên thị trường Vương quốc Anh đến từ Vương quốc Anh. Người bán ở Mỹ chiếm 13% người bán trên amazon.co.uk và 9% đến từ Trung Quốc.

5.5. Amazon Nhật Bản (amazon.co.jp)

Lưu lượng truy cập: 646,97 triệu

Ngôn ngữ: Tiếng Nhật

Người bán hàng Trung Quốc chiếm ưu thế ở Nhật Bản, chiếm 42% số người bán hàng ở đó. Tiếp theo là người bán ở Mỹ, chiếm 18%.

Tìm hiểu thêm: Top 5 trang thương mại điện tử Nhật Bản uy tín và chất lượng

6. Làm thế nào để bán hàng ở các thị trường toàn cầu Amazon

Trước tiên, để biết cách làm thế nào để có thể bắt đầu bán hàng ở thị trường toàn cầu trên Amazon, chắc chắn các nhà bán hàng phải tìm hiểu rõ các bước, những công việc cần làm để tránh những thiếu sót hay nhầm lẫn có thể xảy ra.

Và sau đây là nơi có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến việc bán hàng trên thị trường toàn cầu của Amazon mà các nhà bán hàng có thể tham khảo:

  • Đầu tiên chắc chắn phải là tham khảo, tìm hiểu thông tin trên các trang chính thống, uy tín như trang web chính thức của Amazon, Amazon Global Selling, AGlobal,... để biết được các dịch vụ, chương trình bán hàng Amazon.

  • Tham gia các khóa học: Hiện nay có rất nhiều khóa học và tài liệu đào tạo trực tuyến miễn phí hoặc trả phí về bán hàng trên Amazon. Hãy tìm kiếm những khóa học trực tuyến, video hướng dẫn, sách, tài liệu tại những nơi uy tín để tăng kiến thức và kỹ năng của mình trong lĩnh vực này.

  • Làm việc với Agency: Các Agency dịch vụ thương mại điện tử trên thị trường toàn cầu nói riêng và Amazon nói chung là các công ty hoặc tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc bán hàng trực tuyến và quản lý các hoạt động thương mại điện tử.

​Hiện tại, AGlobal là đối tác chính thức - quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon, hứa hẹn sẽ cùng đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh thành công trên thị trường toàn cầu nói chung và sàn Amazon nói riêng.

Liên hệ ngay Tại đây để nhận được hỗ trợ nhanh nhất từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm của AGlobal.

Tìm hiểu thêm: Cập nhật: Hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên Amazon 2023 

7. Vậy khi nào bạn nên mở rộng sang các thị trường toàn cầu khác?

Mở rộng sang các thị trường toàn cầu có thể là một cơ hội lớn để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quyết định mở rộng cần phải được xem xét cẩn thận và dựa trên các yếu tố môi trường cũng như nhu cầu của bản thân như:

Nhu cầu và tiềm năng của thị trường: Nếu bạn nhận thấy có nhu cầu và tiềm năng lớn từ phía khách hàng trong các thị trường toàn cầu khác thì đó có thể là dấu hiệu để mở rộng việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài nguyên và khả năng: Mở rộng quốc tế đòi hỏi tài nguyên và khả năng để đáp ứng yêu cầu của các thị trường mới là rất lớn. Vậy nên hãy đánh giá khả năng tài chính, hậu cần, nhân lực và hệ thống cung ứng của doanh nghiệp có đảm bảo để doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thành công trên các thị trường toàn cầu hay không?

Pháp lý và quy định: Ngày nay, Nhà nước đang khuyến khích mở cửa hội nhập, giao thương quốc tế nên đây là điều kiện rất tốt để mở rộng thị trường.

​Thế nhưng điều quan trọng hơn khi muốn mở rộng kinh doanh ra thị trường toàn cầu đó là hiểu rõ các quy định và yêu cầu pháp lý của các thị trường mục tiêu.

Hãy đảm bảo nghiên cứu và hiểu rõ các quy định thương mại, hải quan, thuế quan và bất kỳ hạn chế nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh một cách thật cẩn thận.

​Sự chuẩn bị và kiến thức: Và hơn hết đó là hãy đảm bảo mình đã chuẩn bị đầy đủ và có đủ kiến thức về thị trường hướng tới. Nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ, thị trường và khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tương tác hiệu quả hơn trên các thị trường toàn cầu mới.

Tìm hiểu thêm: Mở rộng thị trường ra nước ngoài chỉ với 6 bước

8. Tổng kết

Như vậy, việc mở rộng kinh doanh ra các thị trường toàn cầu nói chung và thị trường Amazon nói riêng là một trong những cách để mở rộng, phát triển doanh nghiệp vô cùng hiệu quả. Để có thể bước chân ra thị trường rộng lớn ấy, doanh nghiệp trước tiên cần phải nắm cũng các kiến thức cơ bản cũng như các quy trình cần thiết trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.

AGlobal