câu hỏi thường gặp

1. Tài khoản Amazon có thể bán hàng ở nhiều quốc gia được không?

AGlobal hỗ trợ mở tài khoản tại Amazon.com. Có thể bán hàng tại thị trường: US, Canada và Mexico trên cùng một tài khoản.

2. Tài khoản thường và tài khoản chuyên nghiệp có gì khác nhau?

Tài khoản cá nhân ( không chuyên) : Bán tối đa 40 sp/tháng. Amazon tính phí $0.99/sản phẩm.

Tài khoản chuyên nghiệp (cá nhân/công ty): Không giới hạn số lượng sản phẩm bán, có thể set up và chạy camp quảng cáo. Phí sử dụng tài khoản chuyên nghiệp $39.99/tháng.

3. Tôi đã đăng ký thành công tài khoản cá nhân, giờ tôi muốn dùng tài khoản đó để đăng ký tài khoản chuyên nghiệp có được không?

Có thể tự nâng cấp tài khoản từ tài khoản cá nhân lên tài khoản chuyên nghiệp Hoặc AGlobal có thể hỗ trợ.

4. Tài khoản mua và tài khoản bán hàng dùng chung một email đăng ký có được không?

Giấy tờ đăng ký tham gia sàn GGS của Alibaba bao gồm :

  • Tài khoản mua hàng và tài khoản bản hàng có thể dùng chung mail đăng ký.
  • Tài khoản bán hàng sẽ đăng nhập tại link: https://sellercentral.amazon.com/

5. Các bước để xác minh tài khoản là gì?

Để đăng ký tài khoản Amazon, bạn cần vượt qua vòng xác minh danh tính người bán. Trong trang này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước chuẩn bị chính xác hồ sơ cần nộp, để bạn có thể hoàn thành vòng xác minh, đăng ký tài khoản thành công và bắt đầu bán hàng.

Quy trình bốn bước mở tài khoản bán hàng trên Amazon

1. Nhập thông tin đăng ký tài khoản bán hàng
2. Xác minh danh tính lần 1 – Seller Identity Verification (SIV)
3. Đăng nhập vào tài khoản Seller Central
4. Xác minh danh tính lần 2 - Seller Performance Review (SPR)

https://sell.amazon.vn/begin-to-sell.html

6. Tôi muốn biết về chi phí hoàn thiện đơn hàng FBA của Amazon dành cho người bán?

Phí hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) là một khoản phí theo đơn vị được tính để thực hiện các mục hàng cho khách hàng khi mua hàng tại cửa hàng Amazon. Phí thay đổi tùy thuộc vào danh mục, kích thước và trọng lượng của mục hàng.

https://sellercentral.amazon.com/gp/help/external/GPDC3KPYAGDTVDJP?language=vi_VN&ref=efph_GPDC3KPYAGDTVDJP_cont_GEVWP48HPBLEFJEY

7. Quy cách đóng gói sản phẩm sang kho của Amazon như thế nào?

Amazon có quy định khá khắt khe trong việc đóng gói hàng hóa, dán nhãn khi tiếp nhận hàng vào kho. Do đó, bạn cần phải lưu ý các điều kiện của Amazon về đóng gói hàng hóa nhập kho để tránh các trường hợp phát sinh như từ chối nhập hàng, hoàn hàng, sai sót hàng hóa, hàng bị lỗi,…Khi không thể nhập kho, bạn sẽ tốn rất nhiều chi phí không mong muốn và rủi ro hư hỏng hàng hóa. Vậy Amazon có những qui định nào về chuẩn bị hàng hóa trước khi nhập kho?

Những sản phẩm dành cho trẻ em
Ví dụ: Những đồ dùng cho trẻ từ dưới 3 tuổi như vòng mọc răng (teeth rings), yếm trẻ con (bibs) goặc đồ chơi có các cạnh lồi.
Yêu cầu: Túi ni lông (poly bag) theo qui chuẩn, mã barcode. Đặt sản phẩm trong túi ni lông, dán seal và in mã vạch (barcode).

Những sản phẩm sắt, nhọn hoặc có thể gây nguy hiểm
Ví dụ: Kéo, các loại công cụ, nguyên liệu làm bằng kim loại.
Yêu cầu: Túi bong bóng khí (bubble wrap), hộp, mã barcode. Gói sản phẩm trong túi bong bóng đặt trong hộp giấy, mã barcode.

Hàng dễ vỡ
Ví dụ: Khung nhựa (hoặc được làm bằng các chất liệu dễ gãy, vỡ), đồng hồ, gương, chất lỏng trong chai hoặc hủ thủy tinh.
Yêu cầu: Túi bong bóng khí, hộp giấy cứng, mã barcode. Gói trong túi bong bóng khí hoặc đặt trong hộp, dán mã barcode. Các sản phẩm bắt buộc phải đứng được trên mặt phẳng.

Các sản phẩm làm từ vải, sợi
Ví dụ: Ví, khăn, quần áo, đồ chơi bằng vải và bông.
Yêu cầu: Túi ni lông, mã barcode. Gói trong túi ni lông, gắn seal và dán mã barcode

Những sản phẩm kích thước nhỏ
Ví dụ: Trang sức, chìa khóa, ổ địa flash.
Yêu cầu: Túi ni lông, mã barcode. Gói trong túi ni lông, gắn seal, dán mã barcode.

Sản phẩm dành cho người lớn
Ví dụ: Các mô hình cơ thể người, người mẫu khỏa thân, sản phẩm mang tính khiêu dâm.
Yêu cầu: Túi đen hoặc mờ đục, mã barcode. Đặt sản phẩm trong túi nhựa sẫm màu, niêm phong bằng seal và dán mã barcode.

Chất lỏng đựng trong các vật chứa không làm bằng thủy tinh
Ví dụ: Chất lỏng trong chai nhựa có dung tích 16 oz, không niêm phong.
Yêu cầu: Vặn chặt nắp, dán 2 seal hoặc đựng trong túi ni lông trong suốt, đóng dấu và gắn mã barcode.

Những sản phẩm dạng bột, viên, hạt.
Ví dụ: Bột, đường, chất tẩy rửa dạng bột hoặc hạt.
Yêu cầu: Túi ni lông, mã barcode. Đựng sản phẩm trong túi ni lông, đóng dấu, gắn mã barcode.

Sản phẩm đựng trong hộp có thể xé hoặc có lỗ trống, bao bì trong suốt.
Ví dụ: Các loại thẻ được đóng gói trong suốt, hộp chứa các sản phẩm dạng thanh.
Yêu cầu: Đối với các sản phẩm có hạn sử dụng, hãy ước tính trước ngày hết hạn. Nếu sản phẩm không thể đứng vựng trên bề mặt cứng, hãy đặt sản phẩm trong bao ni lông trong suốt, đóng dấu và gắn mã barcode.

Những sản phẩm theo gói
Ví dụ: Bộ Bách Khoa toàn thư, khẩu phần thức ăn theo qui định.
Yêu cầu: Túi ni lông, hộp, màng bọc co giãn, mã barcode. Gói sản phẩm bằng màng bọc co giãn, đựng vào túi ni lông hoặc hộp để các sản phẩm không bị bung ra, gắn nhãn “Sản phẩm gói” hoặc “Ready to Ship”, dán mã barcode.

Sản phẩm có hạn sử dụng
Ví dụ: Vitamin, bánh, nước trái cây.
Yêu cầu: Thông tin ngày hết hạn, mã barcode. Thông tin ngày hết hạn phải được trình dày dưới dạng tháng/ngày/năm, được in trên bề mặt chính của sản phẩm, cỡ chữ từ 36pt trở lên.

Mặt hàng thực phẩm, nước giải khát hoặc thực phẩm đóng gói.
Ví dụ: Bột, đường, trái cây sấy khô.
Yêu cầu: Mã barcode. Không gửi mặt hàng đã hư hỏng. Các mặt hàng này phải được kiểm soát nhiều lần và phải cách ngày hết hạn trên 90 ngày tại thời điểm Amazon tiếp nhận. Sản phẩm phải cách 50 ngày kể từ ngày hết hạn tại thời điểm hoàn tất đơn hàng. Vì vậy, bạn cần luôn theo dõi ngày hết hạn của sản phẩm.

Sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ
Ví dụ: Socola, Parafin.
Yêu cầu: Mã barcode. Sản phẩm phải chịu được nhiệt độ từ 10 – 38 độ C. Không nhập kho các sản phẩm bắt buộc làm lạnh hoặc đông lạnh. Các sản phẩm dễ tan chảy như socola được phép lưu kho từ 1/10 – 30/4. Sau đó, Amazon sẽ thông báo trả hàng lại cho người bán hoặc được xử lí trước ngày 1/5. Sản phẩm được đựng trong túi ni lông có lỗ thoát hơi, gắn mã barcode bên ngoài để quét dễ dàng mà không cần mở gói hàng.

8. Buy Box là gì?

Buy Box là tính năng ưu tiên dành cho người bán hàng trên Amazon đạt những yêu cầu nhất định. Với hộp Buy Box, khi khách hàng bấm vào mục chi tiết sản phẩm sẽ hiện ra khung thông số và giá trị sản phẩm kết hợp với tính năng “thêm vào giỏ hàng” (Add to cart). Với tính năng này, khách hàng sẽ so sánh nhanh giá của bạn với giá của cửa hàng, những người đã mua sản phẩm,…để nổi bật lợi thế cửa hàng của bạn.

9. Nếu tôi chưa có hộ chiếu (passport) thì có thể thay thế bằng CMT/CCCD được hay không?

Danh sách hồ sơ cần thiết
Giấy tờ tuỳ thân (Identity document) gồm 1 trong 3 loại hồ sơ sau:

  • Hộ chiếu (Passport)
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
  • Giấy phép lái xe (nếu GPLX không có hạn sử dụng, hãy dùng hộ chiếu để thay thế)
  • Giấy tờ bổ sung (Additional document) gồm 1 trong 2 loại hồ sơ sau:
  • Sao kê tài khoản ngân hàng (Bank statement)
  • Sao kê thẻ tín dụng (Card statement)

10. Tôi mới đăng ký kinh doanh theo diện hộ kinh doanh thì có đăng ký được tài khoản doanh nghiệp không?

Đăng ký tài khoản doanh nghiệp cần có đăng ký kinh doanh.

11. Chi phí bán hàng trên Amazon bao gồm những gì?

1. Các loại chi phí cơ bản khi tham gia bán hàng trên Amazon
1.1. Phí cố định: Phí tài khoản người bán
1.2. Phí biến đổi
1.2.1. Phí giới thiệu (Referral Fee)
1.2.2. Phí hoàn thiện đơn hàng FBA – Phí hủy hàng trong kho Amazon (FBA removal fee)
1.2.3. Chi phí lưu kho Amazon hằng tháng (Monthly Storage Fees)
Tùy theo từng tháng, chi phí lưu kho của Amazon lại có mức quy định về giá khác nhau
2. Các loại phí khi bán hàng trên Amazon khác mà doanh nghiệp buộc phải chuẩn bị 2.1. Chi phí sản xuất
2.2. Chi phí vận chuyển sang Mỹ
2.3. Chi phí đăng ký mã vạch UPC
2.4. Chi phí quảng cáo trên Amazon
2.5. Chi phí thiết kế/ chụp ảnh
2.6. Chi phí đăng ký Trademark và các chứng nhận quốc tế khác

12. Phí hoàn thiện đơn hàng FBA bao gồm những gì?

Phí hoàn thiện đơn hàng FBA
Các tên khác cho loại phí này: Lấy và đóng gói.

Phí hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) là một khoản phí theo đơn vị được tính để thực hiện các mục hàng cho khách hàng khi mua hàng tại cửa hàng Amazon. Phí thay đổi tùy thuộc vào danh mục, kích thước và trọng lượng của mục hàng.

https://sellercentral.amazon.com/gp/help/external/GPDC3KPYAGDTVDJP?language=vi_VN&ref=efph_GPDC3KPYAGDTVDJP_cont_GEVWP48HPBLEFJEY

13. Tôi có thể dùng công cụ thống kê từ khoá nào?

Nghiên cứu từ khoá là một thành phần quan trọng của quá trình tìm kiếm, thực hiện kế hoạch bán hàng trên amazon thành công.

- Một số công cụ để tìm kiếm và tham khảo volume từ khoá:

  • Công cụ tìm kiếm trên amazon( ngoài từ khoá tìm kiếm amazon cũng suggest các từ khoá liên quan và từ khoá có nhiều người tìm kiếm).
  • Công tụ Helium10.
  • Công cụ Google Keywords Planner hoặc Google Trends để xác định volume tìm kiếm từ khoá.

14. Amazon nhận thanh toán và trả phí như thế nào?

Nhà bán hàng có thể tạo yêu cầu thanh toán doanh thu từ Amazon về các tài khoản ví điện tử trung gian 2 tuần/lần sau đó rút về tài khoản ngân hàng của Seller với chi phí khoảng 1% doanh thu.

15. Tôi muốn bán thực phẩm chức năng trên Amazon có được không? Nếu được thì cần chuẩn bị những gì (giấy tờ, chứng nhận,…)?

Thực phẩm chức năng có thể bán trên amazon.

Nhà bán hàng cần cung cấp về chứng nhận FDA của sản phẩm : https://sellercentral.amazon.com/gp/help/external/help.html?itemID=55N3JF2WQS7RVNE&language=vi_VN&ref=efph_55N3JF2WQS7RVNE_cont_UCMGZBFXQ97P2SU

Chứng nhận sản xuất/phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất.

16. Tôi muốn bán thực phẩm sấy khô thì có cần giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm không?

Các sản phẩm về thực phẩm khô Amazon có yêu cầu đáp ứng về chứng chỉ FDA sản phẩm.

17. Sản phẩm cốc nguyệt san của công ty tôi đã có chứng nhận FDA nhưng đã hết hạn vào năm 2020. Tôi muốn đưa sản phẩm lên Amazon thì có thể sử dụng chứng nhận năm 2020 không?

Sản phẩm đưa lên Amazon sẽ cần chứng nhận FDA còn hạn, không thể sử dụng chứng nhận FDA hết hạn.

18. Tôi cần chuẩn bị các giấy tờ gì để đăng ký bán hàng trên Amazon?

Danh sách hồ sơ cần thiết
Giấy tờ tuỳ thân (Identity document) gồm 1 trong 3 loại hồ sơ sau:

  • Hộ chiếu (Passport)
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
  • Giấy phép lái xe (nếu GPLX không có hạn sử dụng, hãy dùng hộ chiếu để thay thế)

Giấy tờ bổ sung (Additional document) gồm 1 trong 2 loại hồ sơ sau:

  • Sao kê tài khoản ngân hàng (Bank statement)
  • Sao kê thẻ tín dụng (Card statement)

19. Khi nhận được đơn đặt hàng, tôi làm thế nào để ship được hàng?

Khi sử dụng hình thức FBA của Amazon, Khi phát sinh đơn hàng từ gian hàng của seller. Amazon sẽ tự động đóng gói, vận chuyển và ship hàng tới người mua.
Người bán hàng không cần thực hiện tiến trình này.

20. Tôi có cần phải tạo thẻ visa để giao dịch trên Amazon không?

Seller cần có thẻ tín dụng ( credit card) để add vào tài khoản seller sử dụng cho thanh toán các chi phí trên Amazon.

21. Tôi đã có tài khoản trên Amazon nhưng chưa biết bán mặt hàng gì, tôi nên lựa chọn sản phẩm như thế nào?

22. Tôi không có nhà máy sản xuất, tôi có thể bán hàng trên Amazon được không?

Seller có thể bán hàng

23. Tôi quản lý tài khoản bán hàng trên Amazon bằng cách nào/ như thế nào?

Tài khoản bán hàng của Amazon được quản lý qua tài khoản đăng nhập tại website: https://sellercentral.amazon.com
Ngoài ra Amazon còn có cổng thông tin, các khoá học để nhà bán hàng có thể học hỏi, tham khảo thông tin về chính sách, sản phẩm.

24. Tôi sẽ nhận được những khoản thanh toán khi nào?

Nhà bán hàng có thể rút tiền từ ví trên tài khoản Seller Amazon về các tài khoản thanh toán toàn cầu mà Seller chỉ định.

https://sellercentral.amazon.com/gp/help/help.html?itemID=201468470&language=vi_VN&ref=efph_201468470_relt_G201394090

25. Tôi kinh doanh đồ nội thất, làm thế nào để vận chuyển được hàng đến kho của Amazon và các thủ tục như thế nào?

Nhà bán hàng cần chủ động vận chuyển hàng tới kho của Amazon, tại việt nam thì có thể vận chuyển theo đường hàng không và đường biển. Có rất nhiều đối tác vận chuyển của Amazon được Amazon chứng nhận và có thể hỗ trợ nhà bán hàng vận chuyển hàng sang kho của Amazon.

26. Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu thì cần làm gì?

- Đăng ký nhãn hiệu với Amazon: Brand Register. Là hình thức dành cho các cá nhân tổ chức có thể đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu mà cá nhân tổ chức làm chủ với Amazon, đồng thời có thể tuy cập vào các công cụ cho phép chủ sở hữu thương hiệu quảng bá, thương mại hoá thương hiệu của họ trên Amazon. Amazon yêu cầu cá nhân/ tổ chức cần có chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ Đăng ký với Cơ quán sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO).

- Sau khi cá nhân/ tổ chức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tới USPTO Người thẩm định đơn trong giai đoạn này sẽ thẩm định đơn đăng có tuân thủ pháp luật và đầy đủ lệ phí nộp đơn. Lưu ý, Lệ phí nộp đơn sẽ không được hoàn lại kể cả trong trường hợp đơn không hợp lệ USPTO ra thông báo kết quả xem xét đơn.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ mà khi thẩm định đơn, thẩm định viên cho rằng nhãn hiệu đó không được chấp nhận bảo hộ, cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ USPTO sẽ ra thông báo nêu rõ lý do không bảo hộ và thời hạn để người nộp đơn/người đại diện của người nộp đơn tiến hành nộp phản đối hoặc trả lời lại các ý kiến từ chối của thẩm định viên.

Thời hạn để người nộp đơn hoặc người đại diện của người nộp đơn trả lời các quyết định từ chối đơn của thẩm định viên là 06 tháng kể từ ngày USPTO ra thông báo.
Công bố nhãn hiệu

Trong trường hợp thẩm định đơn, thẩm định viên không tìm được lý do từ chối hoặc người nộp đơn phản đối thành công tất cả các ý kiến từ chối của thẩm định viên thì đơn đăng ký sẽ được USPTO đăng công bố công khai.
Bên thứ ba có thể nộp phản đối cấp văn bằng bảo hộ cho đơn nhãn hiệu đang được công bố trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố.
Cấp văn bằng

Nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng chứng nhận bảo hộ trong thời gian 11 tuần kể từ ngày công bố.
Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn phải nộp tài liệu duy trì (maintenance documents) để có thể duy trì hiệu lực cũng như giúp cho nhãn hiệu có giá trị sử dụng tại Hoa Kỳ.

Để đăng ký nhãn hiệu trên Amazon, người nộp đơn tùy theo từng quốc gia mong muốn mà được yêu cầu chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
Về cơ bản Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Nhãn hiệu cần đăng ký
  • Thông tin chủ đơn
  • Danh sách sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.

https://trademarks.vn/nhan-hieu/dang-ky-nhan-hieu-tren-amazon-nhu-the-nao.htm