Thương mại điện tử là gì? Tương lai của nền kinh tế toàn cầu
Thương mại điện tử là gì? Một thuật ngữ tưởng chừng quen thuộc nhưng có sức mạnh xoay chuyển nền kinh tế quốc gia và định hình hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Nghiên cứu chi tiết về thương mại điện tử tại đây.
1. Tổng quan về thương mại điện tử
Mua sắm trực tuyến đã trở thành một hoạt động quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Đang trên đà phát triển, lĩnh vực này vẫn còn ẩn chứa nhiều tiềm năng kinh doanh cho các doanh nghiệp muốn khai thác.
1.1. Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (hay E-Commerce) là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet hay các mạng máy tính. Quá trình này bao gồm việc trao đổi thông tin mua bán qua hệ thống điện tử nhưng hoạt động thanh toán và vận chuyển sản phẩm, dịch vụ có thể thực hiện trực tuyến hoặc trực tiếp.
Các giao dịch thương mại điện tử thường được chia thành 3 loại:
-
B2B - Doanh nghiệp với doanh nghiệp
-
B2C - Doanh nghiệp với người tiêu dùng
-
C2C - Người tiêu dùng với người tiêu dùng
Hơn cả một sản phẩm của quá trình toàn cầu hóa, thương mại điện tử là kết quả tất yếu của bước tiến khoa học và công nghệ. Với khả năng kết nối không giới hạn, thương mại điện tử đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Học bán hàng trên Amazon và top khóa học không nên bỏ qua
1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử
Sau đây là các đặc trưng của thương mại điện tử cần nắm rõ khi tham gia thị trường hấp dẫn này:
Trực tuyến hóa giao dịch: Hoạt động trao đổi thông tin, giao dịch hay thanh toán đều có thể thực hiện trực tuyến (online) thay vì giao tiếp trực tiếp.
Xóa bỏ giới hạn: Ranh giới về thời gian, không gian, ngôn ngữ,... đều được xóa bỏ. Người mua và người bán có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào, ở đâu, bằng ngôn ngữ gì,...
Tăng tốc độ truy cập: Bỏ sản phẩm vào giỏ hàng và thanh toán chúng nhanh chóng trong vài cú nhấp chuột, mà không bị cản trở vì cửa hàng đông khách như truyền thống.
Đa dạng chủ thể tham gia: Trong khi thương mại truyền thống chỉ có 2 chủ thể tham gia là người mua và người bán thì thương mại trực tuyến đón nhận thêm nhiều chủ thể trung gian: đơn vị vận chuyển hàng hóa và các đơn vị khác (đơn vị cung cấp dịch vụ cổng thanh toán, đơn vị cung cấp mạng & cơ quan chứng thực,...).
Dễ dàng truy cập: Công khai sản phẩm, giá cả, phản hồi của người mua khác, cho phép người mua có thêm nhiều thông tin để nâng cao trải nghiệm mua sắm; dễ dàng tìm kiếm sản phẩm theo phễu lọc nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh lớn giữa các đối thủ kinh doanh.
Nhiều lựa chọn: Không còn bị giới hạn mặt bằng hay không gian lưu trữ, kinh doanh online cho phép nhà bán bán nhiều mặt hàng hơn, giúp khách hàng mua sắm thuận tiện hơn.
2. Các loại hình chính của thương mại điện tử là gì?
Hiện nay có 9 mô hình kinh doanh online, bao gồm: B2B, B2C, B2G, G2B, C2C, C2B, B2E, G2G, G2C. Trong đó, 3 hình thức phổ biến nhất là:
Cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn mô hình phù hợp để kinh doanh hiệu quả và tối ưu nguồn lực
2.1. Doanh nghiệp - Người tiêu dùng (B2C)
B2C là mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng. Đây là loại hình thương mại điện tử phổ biến nhất.
Các doanh nghiệp thực hiện mô hình này thường sẽ là nhà bán lẻ hoặc hộ kinh doanh. Hình thức này giúp họ dễ dàng tiếp nhận trực tiếp từ khách hàng thực tế, từ đó nghiên cứu và nâng cấp chất lượng sản phẩm/ dịch vụ kịp thời.
Trong quá trình tìm hiểu thương mại điện tử là gì, ta thấy B2C (Business-to-Consumer) là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, ảnh hưởng không chỉ đến Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo Statista, vào năm 2020, 84% người tiêu dùng tại Mỹ đã mua hàng trực tuyến từ các trang web bán lẻ hàng đầu như Amazon, Walmart và Target.
2.2. Doanh nghiệp - Doanh nghiệp (B2B)
Business-to-Business (B2B) đề cập đến hoạt động giao dịch mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Khác với B2C, với mô hình này doanh nghiệp/ tổ chức là khách hàng cuối cùng của doanh nghiệp.
Loại hình B2B thường sử dụng các hợp đồng dài hạn (tối thiểu 1 năm) trong quá trình giao dịch. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm loại hình B2B thương mại điện tử là gì, ta có thể dựa trên:
-
Khách hàng: doanh nghiệp, tổ chức
-
Quy mô: quy mô lớn, đơn hàng giá trị cao, hợp đồng dài hạn
-
Mối quan hệ đối tác: thiết lập các mối quan hệ chiến lược giữa các doanh nghiệp
-
Tính chuyên nghiệp: cao, đòi hỏi thông tin giao dịch chi tiết về sản phẩm/dịch vụ, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kiểm định,...
-
Phân phối: qua nhiều kênh khác nhau (trực tiếp, thông qua đại lý,...)
Theo báo cáo của Forrester Research, các doanh nghiệp áp dụng hình thức thương mại điện tử B2B có thể gia tăng doanh thu lên đến 56%. Bên cạnh đó, McKinsey&Company và Accenture cho biết, không chỉ nâng cao doanh số, các doanh nghiệp B2B còn có thể giảm chi phí bán hàng lên đến 90% và tiết kiệm thời gian xử lý đơn hàng lên tới 30%.
2.3. Người tiêu dùng - Người tiêu dùng (C2C)
Hoạt động trao đổi mua bán sản phẩm, dịch vụ giữa các cá nhân cho nhau mà không có sự tham gia của các chủ thể lớn (như doanh nghiệp và chính phủ) được gọi là C2C - Consumer To Consumer. Một số sàn thương mại điện tử tiêu biểu cho loại hình này:
-
Nền tảng thương mại điện tử Taobao
-
Các sàn giao dịch trực tuyến như Sendo, Chợ Tốt,…
Theo eMarketer, có đến 63% người tiêu dùng tại Mỹ tin tưởng các đánh giá khi mua sắm trực tuyến trên nền tảng C2C. Polaris Market Research cho biết quy mô thị trường C2C trực tuyến toàn cầu được định giá ở mức 1670,9 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ phát triển lên tới 11,216 nghìn tỷ USD vào năm 2032 với tốc độ CAGR khổng lồ là 23,6%.
3. Các sàn thương mại điện tử hàng đầu hiện nay
Với những hiểu biết ban đầu về thương mại điện tử là gì, ta có thể dự đoán về xu hướng phát triển toàn cầu của nó. Dưới đây là các sàn thương mại điện tử hàng đầu đang chiếm lĩnh thị phần và định hình “bộ mặt” của ngành bán lẻ trực tuyến.
3.1. Amazon - Gã khổng lồ thương mại điện tử lớn nhất thế giới
Amazon được thành lập vào năm 1994 bởi Jeff Bezos tại Washington, với xuất phát điểm là nhà phân phối sách trực tuyến. Sau hơn 2 thập kỷ nỗ lực phát triển, Amazon đã vươn lên đứng đầu lĩnh vực thương mại điện tử với hơn 310 triệu người dùng.
Theo investing.com, hơn 89% người mua hàng tại Mỹ đồng ý rằng họ thích mua sản phẩm từ Amazon hơn là các trang thương mại điện tử khác. Amazon chiếm gần 50% thị phần thương mại điện tử của Hoa Kỳ, cao hơn gấp 3 lần tổng thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính bao gồm eBay, Apple và Walmart.
Amazon trang mua sắm online được ưa chuộng nhất 2024, theo Jungle Scout
3.2. Alibaba - Đế chế thương mại điện tử toàn cầu
Alibaba là “đứa con tinh thần” quý báu được Jack Ma cùng 17 cộng sự cho ra mắt vào năm 1999. Đến năm 2010, website này đã mở rộng quy mô và phủ sóng toàn cầu, trực tiếp trở thành đối thủ mạnh nhất của Amazon.
Suốt hơn 20 năm qua, Alibaba vẫn luôn là “đầu tàu” thống trị lĩnh vực thương mại điện tử Trung Quốc. Tại nước nhà - thị trường mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới, Alibaba chiếm 80% doanh thu bán hàng trực tuyến. Sở hữu hệ sinh thái khổng lồ với đa dạng lĩnh vực, Alibaba là lựa chọn hoàn hảo cho những nhà bán muốn thâm nhập thị trường tỷ dân này.
3.3. Shopee - Sàn thương mại điện tử hot nhất Việt Nam
Shopee được thành lập vào năm 2009 bởi Lý Tiểu Đông tại Singapore. Tính đến năm 2021, nó đã trở thành sàn kinh doanh trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Ngoài thị trường chính Đông Nam Á, sàn thương mại này còn phát triển tại nhiều nước Đông Á và Mỹ Latinh.
Theo YouNet ECI, trong quý I/2024, doanh thu của Shopee đạt 53,74 nghìn tỷ đồng, chiếm 67,9% tổng doanh số các sàn thương mại điện tử Việt Nam và bỏ xa các đối thủ khác.
Shopee dẫn đầu thị trường mua sắm trực tuyến tại Việt Nam
Tìm hiểu thêm: TikTok Shop và 6 tips giúp kinh doanh hiệu quả
4. Tiềm năng kinh doanh của thương mại điện tử 2024
Hiểu thương mại điện tử là gì, ta có thể nhận thấy tiềm năng rực rỡ của nó. Sự phát triển của Internet đã tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho thương mại điện tử. Theo statista, thế giới ghi nhận sự tham gia của hơn 5 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu, tạo ra một không gian mua bán sôi động hơn bao giờ hết.
Precedence Research cho biết, quy mô thị trường thương mại điện tử toàn cầu đạt giá trị 16,29 nghìn tỷ USD năm 2023. Nghiên cứu ước tính con số này sẽ tăng lên 67,05 nghìn tỷ USD vào năm 2033 với tốc độ CAGR vô cùng ấn tượng là 15,2%. Những số liệu tích cực cho thấy triển vọng kinh doanh thuận lợi trong tương lai trên lĩnh vực này.
Quá trình đô thị hóa và nâng cao đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lưới là những yếu tố chính tạo nên sức tăng này. Chưa hết, sự gia tăng số lượng thiết bị di động thông minh và sự phát triển của các công nghệ tiên tiến (AI, AR, VR) cũng góp phần thúc đẩy không kém.
Theo YouNet ECI, trong quý I/2024 vừa qua, người Việt chi tiêu mua sắm trực tuyến rất “bạo”, vượt xa kỳ vọng của các sàn thương mại. Tổng doanh thu 5 sàn lớn nhất Việt Nam (Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki, Sendo) đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng lên đến 78,69% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, thị trường nội địa ước tính sẽ đạt giá trị 60 tỷ USD vào năm 2030, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Những dự báo tích cực này là cơ sở kỳ vọng vững chắc tạo triển vọng phát triển cho các nhà bán hàng online trong nước thời gian tới.
5. Thương mại điện tử là gì? Kết luận
Tìm hiểu về “thương mại điện tử là gì” ta thấy rằng nó không chỉ đơn giản là sàn giao dịch trao đổi mua bán. Thương mại điện tử là một thành phần kinh tế quan trọng có sức mạnh thay đổi năng lực phát triển của toàn xã hội. Với tiềm năng không giới hạn, đây là thị trường đáng để các doanh nghiệp đầu tư.
Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.
AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.