Cùng Amazon khai phá tiềm năng thị trường châu Âu

Thị trường châu Âu luôn là thị trường tiềm năng bậc nhất dành cho các seller khi muốn tối đa hóa khả năng tiếp cận toàn cầu của sàn thương mại điện tử Amazon. Vậy thị trường châu Âu là gì? Ngành hàng nào tiềm năng dành cho thị trường châu Âu? Hãy cùng AGlobal đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.

1. Tiềm năng thị trường châu Âu

1.1 Tổng quan thị trường châu Âu

Thị trường châu Âu từ lâu được biết đến là một trong những thị trường lớn và tiềm năng bậc nhất đối với các Seller Việt Nam.

Dân số của các nước châu Âu lên đến 500 triệu người, thu nhập bình quân đầu người $48,000/năm, độ bao phủ internet ở châu Âu lên đến 90%. Đối với thị trường Amazon châu Âu, có đến 174 triệu người dùng Prime và lượt truy cập hàng tháng lên đến con số 450 triệu lần. 

Ngoài ra, giá trị ước tính của thị trường thương mại điện tử châu Âu là 363 tỷ đô la, với tốc độ tăng trưởng 7,3% hàng năm. Theo các chuyên gia, thị trường châu Âu sẽ đạt quy mô 481 tỷ USD vào năm 2022.

Con số này thật đáng kinh ngạc khi châu Âu được tạo thành từ 50 quốc gia riêng biệt với hơn 200 ngôn ngữ và 28 loại tiền tệ khác nhau, nó cũng cho thấy tiềm năng xuất khẩu vào các nước châu Âu là rất hứa hẹn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

thị trường châu Âu

Đọc thêm: Cách bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu từ A-Z

1.2. Thị trường lớn - cạnh tranh lớn?

Sàn thương mại điện tử Amazon ngày càng phát triển, kéo theo vô số nhà bán hàng tham gia và gia tăng sự cạnh tranh giữa các seller. Tuy nhiên tại thị trường châu Âu, câu chuyện về sự cạnh tranh có thể sẽ rất khác.

Mặc dù có số lượng dân số lớn, tuy nhiên Amazon thị trường châu Âu được chia nhỏ thành các thị trường quốc gia thành viên như Đức, Ý, Pháp,... vì vậy các seller sẽ không phải đối mặt với số lượng nhà bán quá đông đảo ở trong một thị trường giống như Hoa Kỳ.

Chỉ cần các nhà bán hàng có cho mình đội ngũ SEO được chuyên biệt hóa cho từng thị trường thành viên, việc chinh phục thành công thị trường này sẽ không hề khó.

2. Các ngành hàng tiềm năng tại thị trường châu Âu

Được đánh giá là một trong những thị trường khó tính, tuy nhiên các nhà bán hàng Việt Nam hoàn toàn có thể thành công tại thị trường Amazon châu Âu với những mặt hàng ưu thế của nước nhà.

2.1 Ngành hàng thủ công mỹ nghệ 

So với các ngành công nghiệp khác, thủ công mỹ nghệ là một ngành mang lại lợi nhuận rất cao. Theo số liệu của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT), lợi nhuận mỗi triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cao gấp 5-10 lần so với các ngành khác.

Đây là một lợi ích đáng kể cho người bán hàng Việt Nam khi bán hàng trên thị trường Amazon châu Âu, bởi tỷ suất lợi nhuận lớn ở thị trường này cho phép người bán nhanh chóng thu về lợi nhuận lớn.

Thống kê của VIETCRAFT cũng chỉ ra rằng: "Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tăng bình quân 9,5%/năm trong giai đoạn 2015 - 2019, tăng từ 1,62 tỷ USD năm 2015 lên 2,23 tỷ USD năm 2019." Điều này tạo tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tự tin bước vào một thị trường lớn và đầy tiềm năng như thị trường châu Âu

2.2 Ngành hàng dệt may

Thị trường Liên minh châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 34% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may toàn cầu, với tốc độ tăng nhập khẩu bình quân 3%/năm. Trong những năm gần đây, thị trường EU cũng trở thành một trong những thị trường dệt may lớn chủ yếu của nước ta. 

Việt Nam có lợi thế rất lớn về nguyên liệu, nguồn nhân công và giá cả thành phẩm tuy nhiên các nhà bán hàng cần phải giải bài toán về thương hiệu, đa dạng mẫu mã để tăng sức cạnh tranh và đạt tối đa lợi nhuận với ngành hàng tiềm năng này tại thị trường châu Âu.

thị trường Châu Âu

Xem thêm: Top những sản phẩm người Việt bán chạy trên Amazon

3. Các bước để bắt đầu bán hàng trên thị trường Amazon châu Âu

AGlobal sẽ giới thiệu đến bạn 3 bước quan trọng để bắt đầu việc bán hàng trên thị trường Amazon châu Âu

Bước 1: Chọn thị trường tham gia.

Thị trường Amazon châu Âu được chia thành nhiều thị trường nhỏ hơn bao gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Vương quốc Anh.

Mỗi một thị trường sẽ có những chính sách, đặc điểm khách hàng riêng biệt, vì vậy các nhà bán hàng cần cân nhắc kỹ xem thị trường nào phù hợp để quyết định đầu tư.

Bước 2: Tìm hiểu về các giấy tờ, thủ tục pháp lý 

Thị trường châu Âu rất nghiêm ngặt về các giấy tờ và thuế. Người bán hàng cần lưu ý và chuẩn bị thật kỹ các thủ tục liên quan để tham gia bán hàng trên Amazon. 

Trước khi được phép đưa hàng hóa vào thị trường châu Âu, các nhà bán hàng phải hoàn thiện đăng ký số VAT (thuế giá trị gia tăng) & EORI.

Thuế giá trị gia tăng ở châu Âu được đưa vào giá bán lẻ và buộc phải gửi cho chính phủ. EORI là số được chỉ định và công nhận bởi các cơ quan hải quan châu Âu, tất cả các nhà bán hàng muốn bán hàng trên thị trường châu Âu buộc phải có con số này.

Lời khuyên cho bạn là hãy tìm một đơn vị uy tín để có thể hỗ trợ bạn về các thủ tục pháp lý để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể gặp phải.

Xem thêm: Những khó khăn hay mắc phải khi bán hàng trên Amazon

Bước 3: Cân nhắc các hình thức lưu kho. 

(Lưu ý: hình thức lưu kho FBM sẽ không được đề cập vì lý do tối ưu chi phí và lợi nhuận cho người bán hàng)

Thị trường châu Âu rất rộng lớn và bao gồm nhiều thị trường nhỏ bên trong nó, vì vậy Amazon cung cấp các hình thức lưu kho FBA đa dạng nhằm giúp cho người bán hàng thuận lợi hơn.

Có thể kể đến 3 hình thức lưu kho FBA chính của Amazon thị trường châu Âu: Chương trình FBA khu vực Châu Âu (Pan-EU), Mạng lưới hoàn thiện đơn hàng khu vực Châu Âu (European Fulfillment Networks, EFN), Kho đa quốc gia (MCI). 

Chương trình FBA khu vực Châu Âu (Pan-EU): Người bán có thể linh hoạt thiết lập việc lưu hàng hóa tại các kho ở Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Cộng hòa Séc theo mức độ ưu tiên của mình.

Điều này giúp cho hàng hóa của các nhà bán hàng nhanh chóng được vận chuyển đến tay người tiêu dùng trên khắp châu Âu

Mạng lưới hoàn thiện đơn hàng khu vực Châu Âu (European Fulfillment Networks, EFN): Người bán chỉ cần lưu kho tại một trung tâm hoàn thiện đơn hàng bất kỳ tại các nước như Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha hoặc các khu vực khác thuộc thị trường châu Âu để hoàn thiện các đơn hàng trong các quốc gia thuộc thị trường chung EU.

Kho đa quốc gia (MCI): Các sản phẩm bán chạy nhất có thể được người bán hàng gửi trực tiếp đến các quốc gia có khách hàng qua đó rút ngắn được khoảng cách giữa hàng hóa và người mua hàng.

Các hình thức lưu kho trên đều có mức phí thấp, giúp cho các nhà bán hàng hoàn thiện đơn hàng nhanh chóng qua đó khai phá tối đa tiềm năng Amazon thị trường châu Âu. 

4. Rủi ro khi bán hàng trên thị trường Amazon châu Âu

4.1. Ngôn ngữ và văn hóa tiêu dùng

Thị trường châu Âu

Bất kỳ nhà bán hàng nước ngoài nào cũng sẽ gặp phải rủi ro về mặt ngôn ngữ và khác biệt về văn hóa tiêu dùng khi bán hàng tại một thị trường rộng lớn như Amazon thị trường châu Âu.

Với 50 quốc gia riêng biệt và hơn 200 loại ngôn ngữ được sử dụng, điều này đòi hỏi người bán hàng phải chuyên biệt hóa các nội dung, hình ảnh của mình cho từng thị trường khác nhau.

Làm như vậy sẽ giúp cho trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng được tốt hơn, tránh gây hiểu nhầm, giảm thiểu số lượng trả hàng và đảm bảo thứ hạng của sản phẩm

Nếu thất bại trong việc thích nghi với ngôn ngữ và văn hóa tại thị trường châu Âu, các nhà bán hàng chắc chắn sẽ bị tụt lại.

4.2. Các chính sách khắt khe của thị trường châu Âu

Bất kể thị trường nào cũng sẽ có những quy định khắt khe riêng về chất lượng sản phẩm cũng như những chứng từ liên quan.

Ở thị trường châu Âu các quy định về chất lượng được xem là khắt khe bậc nhất. Các yêu cầu về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, các chứng chỉ về an toàn và bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.

Vì vậy các nhà bán hàng cần lưu ý và hoàn thiện sản phẩm của mình ở chất lượng tốt nhất, điều này không chỉ giúp bạn xây dựng được thương hiệu mà còn giảm thiểu được những rủi ro về mặt pháp lý khi tham gia bán hàng tại thị trường châu Âu.

Xem thêm: Chiến lược phát triển thị trường mới - mọi điều doanh nghiệp cần biết

5. Kết luận

Amazon thị trường châu Âu là một trong những thị trường có tiềm năng rất lớn dành cho các nhà bán hàng Việt Nam, giúp mở ra các cơ hội bán hàng, tiếp cận hàng trăm triệu khách hàng tiềm năng mới. Trên đây là những phân tích về thị trường Châu Âu từ AGlobal, hi vọng với những phân tích này sẽ giúp ích cho các nhà bán hàng.

Theo dõi blog  AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.

Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007  để nhận được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal!

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản và quảng cáo của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 100+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả. 

AGlobal