Những khó khăn khi bán hàng trên Amazon doanh nghiệp hay mắc phải
Amazon là một thị trường cực kì tiềm năng, tuy nhiên đi kèm với đó là những khó khăn khi bán hàng Amazon cũng khiến nhiều người mới đau đầu. Vậy những khó khăn này là gì?
Hãy cùng AGlobal điểm qua để tránh mắc phải nhé!
1. Bán hàng trên Amazon là gì?
Amazon là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, cung cấp đa dạng sản phẩm đến tay người dùng.
Bán hàng trên Amazon được hiểu là bạn đăng sản phẩm của mình lên website Amazon. Khách hàng sẽ đặt mua sản phẩm, Amazon phụ trách giao hàng và chuyển tiền cho bạn. Đây là một kênh bán hàng vô cùng tiềm năng bởi có hàng tỉ lượt truy cập và mua sắm mỗi ngày.
2. Những ưu điểm khi bán hàng trên Amazon
Lợi ích đầu tiên là bạn đã có một tệp khách hàng lớn ngay lập tức. Đặc biệt họ còn có nhu cầu cụ thể và tìm kiếm sản phẩm thông qua từ khóa phù hợp với nhu cầu của họ.
Tiếp theo là bạn sẽ được khách hàng tin tưởng hơn bởi sàn Amazon là một sàn TMĐT uy tín, được khách hàng đánh giá cao.
Điều đặc biệt là Amazon sẽ đảm nhận vai trò vận chuyển. Nhất là với dịch vụ Fulfilment by Amazon (FBA) cho phép bạn lưu trữ sản phẩm của mình ở các kho Amazon, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và một nguồn tài nguyên lớn.
3. Những khó khăn khi bán hàng trên Amazon
3.1 Sản phẩm dính bản quyền trước đó
Nhiều sản phẩm khi lên sàn Amazon đã được doanh nghiệp đăng ký bản quyền đầy đủ trước đó. Do đó nếu không kiểm tra kỹ càng mà đăng bán sản phẩm thì sẽ bị cấm bán hoặc nặng hơn là khóa tài khoản.
3.2 Rủi ro cao khi bán sản phẩm theo xu hướng
Bán sản phẩm theo xu hướng (theo trend) thường đem lại lợi nhuận lớn ngay trước mắt do nhu cầu thị trường lúc đấy lớn. Tuy nhiên xu hướng thường chóng qua dẫn đến số lượng tồn kho lớn, gây ra gánh nặng chi phí kho bãi vô cùng lớn cho doanh nghiệp.
3.3 Chưa hiểu rõ các khoản phí kinh doanh trên sàn Amazon
Có 2 loại phí cơ bản bạn cần phải trả khi kinh doanh trên sàn Amazon là: Phí duy trì tài khoản hàng tháng Phí lưu kho khi đưa hàng sang bên Amazon, phí FBA, phí khi chạy quảng cáo…
Ngoài ra còn một số loại phí khác bạn nên nắm rõ để tránh việc thiếu kinh phí khi lên sàn. Bởi khi kinh doanh trên sàn Amazon, bạn cần có kinh phí để duy trì tài khoản lâu dài và phí chạy quảng cáo.
Đọc thêm: Hé Lộ: Bán hàng trên Amazon cần bao nhiêu vốn?
3.4 Những khó khăn khi bán hàng trên Amazon: Sản phẩm bị Hijack
Đây là một lỗi phổ biến mà nhiều người bán hàng gặp phải. Khi doanh nghiệp không đăng ký bản quyền cho sản phẩm, sản phẩm bán chạy sẽ dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh nhảy vào kinh doanh.
Việc này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, mà nếu đối thủ bán sản phẩm kém chất lượng, uy tín thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Đọc thêm: Bán hàng ra nước ngoài như thế nào và những rủi ro cần lưu ý
3.5 Bị khóa tài khoản
Đây là điều tồi tệ nhất bởi điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm ở kho của bạn sẽ không thể đẩy đi được nữa, khả năng thu hồi là rất thấp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng không thể đăng ký lên sàn Amazon một lần nào nữa. Do đó bạn cần thực sự hiểu rõ các luật lệ trên Amazon để tránh rơi vào trường hợp xấu nhất này.
Kết luận
Trên đây là những khó khăn khi bán hàng trên Amazon. Hy vọng những thông tin từ Aglobal sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới và chuẩn bị tốt cho việc bán hàng trên Amazon.
Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal
AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.