Amazon là gì? Khám phá tiềm năng kinh doanh Amazon 2025

Hiểu rõ “Amazon là gì” đem lại cho doanh nghiệp Việt một năm 2024 nhiều thành công trên thị trường thương mại điện tử quốc tế. Dưới sự phát triển mạnh mẽ sàn thương mại điện tử, Amazon chính là cầu nối cho con đường phát triển thương hiệu, khẳng định vị thế sản phẩm Việt Nam trên thế giới.

1. Tổng quan về Amazon  

Từ một nhà sách bán lẻ, Amazon đã vươn mình trở thành “đế chế” kinh doanh hàng đầu trong suốt nhiều thập kỷ. Chính tư duy kinh doanh sáng tạo đã giúp Amazon trở thành thương hiệu toàn cầu. 

1.1. Amazon là gì? 

Amazon là một công ty công nghệ đa quốc gia có trụ sở chính tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Đây là một trong những công ty lớn nhất thế giới, nổi tiếng với vai trò tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ đám mây.

Khởi đầu từ một công ty bán sách trực tuyến, Amazon đã chuyển mình thành một doanh nghiệp Internet tập trung chủ yếu vào cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, điện toán đám mây, phát trực tuyến kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI).

1.2. Tầm ảnh hưởng của Amazon 

Xếp hạng thứ tư trên thế giới về vốn hóa thị trường với con số đáng kinh ngạc 2.387 nghìn tỷ USD, Amazon đã khẳng định mình là gã khổng lồ toàn cầu, thay đổi cách mọi người mua sắm và kinh doanh.

amazon la gi?

Bảng xếp hạng giá trị vốn hóa thị trường 2024 (Nguồn: Companies Market Cap)

Amazon là nơi có thể kết nối người bán và người mua trên khắp thế giới. Với tầm nhìn xa và suy nghĩ đổi mới, Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon.com, đã liên tục tìm kiếm những cách thức sáng tạo để cải thiện trải nghiệm khách hàng. 

Năm 2018, Amazon chính thức đặt dấu chân vào thị trường Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành thương mại điện tử trong nước. Sự hiện diện của Amazon đã gây tác động tạo nên cả những cơ hội lẫn thử thách cho các doanh nghiệp nội địa.

Vậy những tác động từ Amazon là gì? Không chỉ khuấy động nền kinh tế vốn đang cạnh tranh khốc liệt, Amazon còn mở ra những cơ hội tiếp cận mạng lưới khách hàng toàn cầu cho doanh nghiệp Việt. 

Theo báo cáo AGS 2024, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam tăng 50%. Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam tăng 40% và hơn 17 triệu sản phẩm từ các doanh nghiệp Việt Nam được bán cho khách hàng Amazon trên toàn thế giới.

2. Amazon là gì? Các tiềm năng vượt trội mà nền tảng này mang lại

Vậy, Amazon là gì mà thu hút hàng triệu doanh nghiệp tham gia mỗi ngày? Đây là nền tảng mang lại cơ hội kinh doanh thương mại điện tử không giới hạn. 

2.1. Lợi thế kinh doanh 

Amazon là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới, thu hút hàng triệu khách hàng toàn cầu mỗi ngày. Hệ sinh thái của Amazon rộng lớn và tiếp cận người tiêu dùng tại hơn 20 quốc gia trên toàn cầu. Không chỉ vậy, Amazon còn xây dựng các trung tâm và chi nhánh tại các quốc gia lớn để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng nhất. 

Ngoài ra, Amazon cũng cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ hỗ trợ để giúp người bán quản lý tài khoản, tối ưu hóa sản phẩm và tiếp cận khách hàng. Đây là lợi thế vô cùng lớn và nên tận dụng tối đa để phát triển thương hiệu.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số. Theo Bộ Công Thương, Chính phủ sẽ luôn đồng hành và tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển tại lĩnh vực thương mại điện tử.

2.2. Đa dạng mô hình kinh doanh

Amazon cho phép doanh nghiệp lựa chọn nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Các loại hình này bao gồm Private Label (Thương hiệu cá nhân), Wholesale (Bán buôn), Retail Arbitrage (Bán lẻ chênh lệch giá), Online Arbitrage (Bán online chênh lệch giá), Dropshipping (Bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển), Handmade (Thủ công).

amazon la gi?Một số mô hình kinh doanh thường thấy trên Amazon (Nguồn: Jungle Scout)

Tùy vào các mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp sẽ chọn cho mình mô hình phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi dễ dàng hơn với thị trường và xây dựng chiến lược phù hợp với nhu cầu kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về mô hình kinh doanh Amazon

2.3. Cung cấp công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả

Amazon cung cấp hệ thống công cụ hỗ trợ toàn diện giúp người bán tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Các công cụ này bao gồm quản lý sản phẩm, quảng cáo và theo dõi hiệu suất bán hàng. Nhờ đó, người bán có thể dễ dàng vận hành, cải thiện chiến lược kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

3. Những thách thức khi kinh doanh trên Amazon 

Amazon là cơ hội tốt để mở rộng thị trường. Đi cùng với đó là vô vàn thử thách khó khăn, đặc biệt là với doanh nghiệp hoặc nhà bán hàng lần đầu tiếp xúc với nền tảng này. 

3.1. Môi trường cạnh tranh khốc liệt

Môi trường cạnh tranh trên Amazon vô cùng khốc liệt. Với hàng triệu người bán từ khắp nơi trên thế giới, các doanh nghiệp cần một chiến lược khác biệt và hiệu quả để nổi bật trong mắt khách hàng. Các yếu tố như giá cả, đánh giá sản phẩm và xếp hạng luôn là những điểm mà đối thủ cạnh tranh sẵn sàng tối ưu để giành lợi thế.

3.2. Các chính sách và quy định nghiêm ngặt 

Amazon luôn đề cao quyền lợi người tiêu dùng. Do đó sàn này áp dụng các chính sách và quy định vô cùng nghiêm ngặt, từ việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đến cách mô tả thông tin. Đặc biệt, hệ thống của Amazon có khả năng tự động phát hiện lỗi, khiến người bán phải luôn cập nhật và cẩn thận trong từng bước.

3.3. Rào cản đối với người mới

Các doanh nghiệp mới sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản khác nhau trong quá trình vận hành và xây dựng chiến lược quảng bá hiệu quả. Những khó khăn này đòi hỏi sự kiên trì và khả năng học hỏi thích nghi để từng bước tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Hiểu được những thách thức trên sàn Amazon là gì, ta có thể thấy rằng đây là sàn TMĐT đòi hỏi sự đầu tư khá lớn. Điều này dẫn đến việc nhà kinh doanh cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bắt tay kinh doanh tại sàn này. 

4. Những xu hướng kinh doanh hot hiện nay trên Amazon là gì? 

Hiện nay, kinh doanh trên Amazon đang chứng kiến một số xu hướng nổi bật. 

Tăng cường xây dựng thương hiệu riêng: Chương trình Brand Registry (Đăng ký thương hiệu) của Amazon giúp bảo vệ thương hiệu và tăng uy tín. Chương trình thu hút đông đảo doanh nghiệp Việt tham gia, với số lượng tăng 35 lần trong 5 năm qua. 

Sử dụng dịch vụ Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA): FBA với công dụng tối ưu hóa quy trình vận hành và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Số lượng đối tác Việt sử dụng loại hình này tăng hơn 300% so với năm 2019.

Đa dạng hóa danh mục sản phẩm: Các doanh nghiệp Việt sử dụng lợi thế để mở rộng danh mục sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng toàn cầu. Một số ngành hàng tiềm năng có thể kể đến như Nội thất, May mặc và Làm đẹp.

amazon_la_giTop 5 danh mục sản phẩm Việt bán chạy trên Amazon

Ứng dụng AI trong kinh doanh: Các doanh nghiệp tích cực áp dụng AI để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Điều này giúp cải thiện hiệu suất làm việc, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu quả quảng cáo trên Amazon.  

Đây chính là những thông tin thiết yếu dành cho các doanh nghiệp còn đang băn khoăn không biết xu hướng kinh doanh trên Amazon là gì. Việc nắm bắt các xu hướng này sẽ giúp xây dựng vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. 

5. Kết luận: Amazon là gì?

Thông qua bài viết “Amazon là gì? Khám phá tiềm năng Amazon 2025” ta thấy được đây là một thị trường vô cùng tiềm năng để khai thác trong tương lai. Sàn TMĐT Amazon chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và thị trường toàn cầu.

Với những lợi thế vượt trội, Amazon đã chứng minh là một lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và xây dựng thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, để thành công, các doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc thù thị trường, chuẩn bị kỹ lưỡng chiến lược và không ngừng học hỏi, cải tiến. 

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal. 

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả. 
 
amazon_la_gi

AGlobal