Chiến lược phát triển thị trường - mọi điều doanh nghiệp cần biết

Chiến lược phát triển thị trường là gì? Các chiến lược phát triển thị trường? Làm sao để xây dựng chiến lược phát triển thị trường thành công? CocaCola đã phát triển thị trường để trở thành một đế chế như thế nào? Cùng AGlobal tìm hiểu qua bài viết sau.

Chiến lược phát triển thị trường là gì?

Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược phát triển doanh nghiệp tập trung vào việc sản phẩm có sẵn tới những thị trường mới. Các công ty thường dùng chiến lược này để xác định và tận dụng cơ hội bán sản phẩm đến các thị trường tiềm năng chưa được khai phá.
Công ty cũng có thể dùng chiến lược phát triển thị trường để tạo ra dòng sản phẩm mới bán cho khách hàng hiện tại.

Tại sao cần có chiến lược phát triển thị trường

Chiến lược phát triển thị trường có thể giúp doanh nghiệp:

  • Cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ
  • Thu hút khách hàng mới
  • Bán thêm cho khách hàng hiện tại
  • Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới
  • Tăng doanh thu
  • Tăng độ bền bỉ
  • Hỗ trợ chiến lược tăng trưởng lâu dài
  • Tăng khách hàng tiềm năng và doanh số
  • Tạo thêm giá trị cho khách hàng
  • Tăng nhận diện thương hiệu
  • Giảm chi phí biến đổi

Các loại chiến lược phát triển thị trường

Có 4 loại chiến lược phát triển thị trường chính

Thâm nhập thị trường 

Mục đích của chiến lược này là để tăng doanh số của sản phẩm và dịch vụ hiện có tại thị trường hiện có, từ đó tăng thị phần của doanh nghiệp. 
Để làm điều này, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng của đối thủ, đảm bảo rằng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình thường xuyên hơn.
Chiến lược này có thể được thực hiện bằng cách giảm giá, khuyến mại, cải thiện kênh phân phối, mua lại đối thủ, hoặc chỉnh sửa sản phẩm ở mức độ vừa phải.

Phát triển thị trường

Chiến lược phát triển thị trường nhằm mục đích tăng doanh số của sản phẩm, dịch vụ tại các thị trường chưa được khai phá.
Mở rộng thị trường là phân tích cách để sản phẩm hiện tại của công ty có thể bán được ở thị trường mới hoặc phát triển thị trường hiện tại.
Các phương pháp bao gồm phân loại thị trường khác, bán cho doanh nghiệp những đồ vốn bán cho cá nhân, bán ở vùng địa lý khác (trong và ngoài nước).

Bài viết liên quan: 
Đạt kỷ lục về doanh số khi đăng ký bán hàng trên Amazon Việt Nam
Làn gió mới “siêu tăng trưởng” cho LAMER FASHION khi hợp tác cùng AGlobal

Phát triển sản phẩm

Mục tiêu là ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới tại thị trường hiện tại.
Sản phẩm mới được ra mắt với hi vọng bán được cho khách hàng hiện tại để tăng doanh số.
Các phương pháp phát triển sản phẩm mới: đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mua lại quyền sản xuất sản phẩm của bên khác, mua sản phẩm của bên khác và làm thương hiệu cho nó, cộng tác với doanh nghiệp cần kênh phân phối và thương hiệu của công ty.

Đa dạng hóa

Đây là chiến lược mạo hiểm nhất khi ra mắt sản phẩm mới ở thị trường mới.
Chiến lược đa dạng hóa được chia ra thành 4 loại nhỏ:

Đa dạng hóa theo chiều ngang (Horizontal diversification)

Đa dạng hóa theo chiều ngang được hiểu là một phương pháp đa dạng hóa sản phẩm nhằm bổ sung các sản phẩm mới không liên quan đến dòng sản phẩm sẵn có vào dây chuyền của công ty nhằm phục vụ khách hàng hiện tại.

Đa dạng hóa theo chiều dọc (Vertical diversification)

Công ty sản xuất những sản phẩm liên quan đến lĩnh vực của tổ chức mà nhà cung cấp hoặc khách hàng cần. Một ví dụ cho dạng này là công ty xây dựng bán sơn và vật liệu xây dựng khác.

Đa dạng hóa đồng tâm (Concentric diversification)

Đa dạng hóa đồng tâm bao gồm việc phát triển dòng sản phẩm, dịch vụ mới có những đặc điểm kỹ thuật, thương mại giống với dòng sản phẩm cũ. Dạng đa dạng hóa này thường được sử dụng bởi các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhỏ như tiệm bánh,...

Đa dạng hóa hỗn hợp ( Conglomerate diversification) 

Chiến lược này chủ yếu liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho khách hàng mới. Nó được sử dụng như một chiến lược để phát triển trên thị trường và thu hút khách hàng mới, những người không quan tâm đến các dịch vụ hiện tại.

Bài viết liên quan: 
19 sản phẩm Việt tiềm năng trên Amazon và chiến lược kinh doanh chúng
Danh mục sản phẩm bán chạy nhất hiện nay trên Amazon

Chiến lược phát triển thị trường thành công từ Coca Cola

Coca Cola và Pepsi cạnh tranh nhau rất gay gắt, chính vì lẽ đó, để tồn tại và phát triển, Coca Cola buộc phải luôn đổi mới mình và phát triển thị trường. 

Đầu tiên, để thâm nhập thị trường, Coca Cola đã truyền thông bằng cách liên kết thương hiệu của mình với Giáng sinh, giúp tăng doanh số đáng kể mùa lễ hội.
vào những năm 80 của thế kỷ 20, Coca Cola đã phát triển dòng sản phẩm mới có pha thêm vị chanh, cherry, vani,... để thu về lợi nhuận khủng vào thời điểm đó.
Đến 2005, Coca Cola mở rộng thị trường đến đối tượng là nam giới bằng Coke Zero. Trước đó, công ty đã có một loại thức uống ít đường là Diet Coke, nhưng sản phẩm này lại hướng chủ yếu đến phụ nữ với thiết kế màu bạc. Thay đổi thiết kế sang vỏ lon màu đen khỏe khoắn, cùng với chiến dịch marketing tương phản đen-trắng (nam-nữ), Coke Zero đã thu hút thành công nhiều đối tượng nam giới. Ngoài ra, Coca Cola cũng mở rộng thị trường của mình ra toàn thế giới.
Vào 2007, Coca Cola đã bước sang chiến lược cuối cùng: Đa dạng hóa. Khi khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe, Coca Cola đã mua lại Glaceu để tiến thân vào thị trường đồ uống lành mạnh. Hãng cùng sản xuất các vật phẩm khác như áo phông, bút, kính,... để thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.

Các bước xây dựng chiến lược phát triển thị trường

Bước 1: Nghiên cứu cơ hội phát triển

Trước khi mở rộng thị trường hoặc phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xác định cơ hội thông qua:

  • Xác định khách hàng mục tiêu
  • Phân tích thị trường
  • Khảo sát khách hàng hiện tại

Bài viết liên quan: Nghiên cứu thị trường – Tổng quan và hướng dẫn cụ thể dành cho Marketer

Bước 2: Xác định mục tiêu phát triển

Xác định lĩnh vực công ty muốn cải thiện. Một vài yếu tố doanh nghiệp có thể tập trung vào:

  • Doanh số
  • Lợi nhuận ròng
  • Nhân viên
  • Sản phẩm
  • Khách hàng/người dùng
  • Vùng địa lý

Bước 3: Phân bổ tài nguyên

Tạo một danh sách tài nguyên có thể dùng và nơi có thể lấy chúng. Tài nguyên bao gồm:

  • Vật liệu thô
  • Thiết bị
  • Phần mềm
  • Nhân viên
  • Tài liệu marketing
  • Tiền


Bước 4: Phát triển kế hoạch marketing

Sau khi phân bổ nguồn lực cần thiết, doanh nghiệp cần phát triển kế hoạch marketing để tăng nhận biết thương hiệu và nhu cầu sản phẩm. Một vài kênh marketing để doanh nghiệp tham khảo:

  • Nền tảng thương mại điện tử
  • Email marketing
  • Marketing mạng xã hội
  • Quảng cáo in ấn
  • TV

Bài viết liên quan: 
Kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới nhanh và hiệu quả nhất
Plan marketing tổng thể chi tiết nhất dành cho doanh nghiệp

Chiến lược phát triển thị trường nước ngoài thông qua Amazon cùng với AGlobal

Xuất khẩu hàng hóa là một bước nhảy vọt với doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và mở rộng nhiều lần, giảm sự phụ thuộc vào thị trường duy nhất. Ngày nay, với sự trợ giúp của các kênh thương mại điện tử, việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Với vị trí là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, điểm đến đáng tin cậy của đa số khách hàng từ nhiều quốc gia trên thế giới, Amazon là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị trường.

AGlobal là doanh nghiệp duy nhất vừa là đối tác quản lý tài khoản, vừa là đối tác quảng cáo của Amazon tại Việt Nam. Với AGlobal, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa trở nên đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.

Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007  để nhận được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal!

AGlobal