Hướng Dẫn Bán Hàng Trên Amazon 2025 Cho Người Mới Bắt Đầu

Bán hàng trên Amazon ngày càng thu hút sự quan tâm của cá nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là những bên muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường quốc tế. Với cách hướng dẫn bán hàng chi tiết tại bài viết này, bạn có thể dễ dàng tiếp cận nền tảng này và xây dựng thành công gian hàng của mình. 

1. Giới thiệu về bán hàng trên Amazon 

Amazon hiện nay là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Đây cũng là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp dịch vụ đám mây nổi bật. 

Bán hàng trên Amazon mang lại nhiều lợi thế, nổi bật nhất là khả năng tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ. Với hàng trăm triệu người dùng trên toàn cầu, Amazon giúp người bán tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế.

Hệ thống đánh giá và xếp hạng trên Amazon giúp xây dựng uy tín và niềm tin với khách hàng. Đồng thời, nền tảng này cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu để người bán tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và tăng doanh thu hiệu quả.

Ngoài việc cung cấp các công cụ phân tích, Amazon còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý kinh doanh là Amazon FBA (Fulfillment by Amazon). Dịch vụ này mang lại nhiều hỗ trợ quan trọng giúp tối ưu hóa việc bán hàng trên Amazon.

Amazon FBA hỗ trợ người bán lưu trữ hàng hóa, xử lý đơn hàng, đóng gói, vận chuyển và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7. Sử dụng FBA giúp tiết kiệm chi phí logistics, mở rộng thị trường quốc tế và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, cho phép người bán tập trung vào chiến lược kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Amazon FBA: Giải Pháp Đưa Sản Phẩm Việt Ra Toàn Cầu

2. Ba bước bán hàng trên Amazon thành công

Bạn đã sẵn sàng khám phá cách bán hàng trên Amazon và chinh phục thị trường toàn cầu chưa? Dưới đây là 3 bước đơn giản giúp bạn dễ dàng tiếp cận và thành công trên nền tảng này. 

2.1. Tạo tài khoản bán hàng trên Amazon 

Để tạo tài khoản bán hàng trên Amazon, người bán có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập trang Amazon Seller Central và nhấn Đăng ký ngay

Bước 2: Chọn loại tài khoản. Có 2 loại tài khoản là Individual (Cá nhân) và Professional (Chuyên nghiệp)

Bước 3: Chuẩn bị tài liệu cần thiết bao gồm CMND/hộ chiếu để xác minh danh tính, Tài khoản ngân hàng quốc tế để nhận thanh toán từ Amazon và Thông tin thuế (Tax Information)

Bước 4: Hoàn tất đăng ký. Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu bao gồm thông tin cá nhân/doanh nghiệp, email, số điện thoại và địa chỉ kho hàng hoặc nơi xuất phát sản phẩm.

Bước 5: Xác minh tài khoản. Amazon sẽ kiểm tra tài liệu bạn cung cấp, thời gian có thể kéo dài vài ngày.

Bước 6: Truy cập và bắt đầu bán hàng trên Amazon

ban-hang-tren-amazon

Các bước đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon (Nguồn: Amazon Global Selling)

2.2. Chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Amazon cung cấp nhiều mô hình kinh doanh đa dạng, cho phép người bán lựa chọn phương thức phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của mình. Dưới đây là các mô hình kinh doanh phổ biến trên Amazon:

Private Label (Thương hiệu cá nhân): Tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu riêng, kiểm soát chất lượng và tiếp thị để xây dựng uy tín trên thị trường. 

Wholesale (Bán buôn): Mua sản phẩm với số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, sau đó bán lại trên Amazon. 

Retail Arbitrage (Bán lẻ chênh lệch giá): Mua sản phẩm giảm giá từ các cửa hàng bán lẻ truyền thống và bán lại trên Amazon với giá cao hơn, tận dụng sự chênh lệch giá để kiếm lời.

Online Arbitrage (Bán online chênh lệch giá): Tương tự như Retail Arbitrage, nhưng nguồn hàng được mua từ các nhà bán lẻ trực tuyến khác, sau đó bán lại trên Amazon.

Dropshipping (Bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển): Bán hàng trên Amazon mà không cần giữ hàng tồn kho; khi có đơn hàng, nhà cung cấp sẽ gửi sản phẩm trực tiếp đến khách hàng.

Handmade (Thủ công): Dành cho các sản phẩm thủ công tự làm, tận dụng nền tảng Amazon để tiếp cận khách hàng toàn cầu. 

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp trên Amazon phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn lực và khả năng của người bán. Vì vậy việc nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm là rất quan trọng để tìm ra phương thức bán hàng trên Amazon hiệu quả nhất. 

2.3. Đăng sản phẩm và bắt đầu bán hàng

Để bắt đầu bán hàng trên Amazon, người bán cần nghiên cứu thị trường để chọn sản phẩm tiềm năng bằng cách phân tích xu hướng và nhu cầu khách hàng. Sử dụng các công cụ như Jungle Scout hay Helium 10 để thu thập và phân tích dữ liệu hiệu quả hơn

Tạo listing sản phẩm với tiêu đề rõ ràng, hình ảnh chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn Amazon và mô tả chi tiết nêu bật lợi ích sản phẩm. Khi đã đăng sản phẩm, theo dõi hiệu quả bán hàng trên Amazon qua Seller Central bằng các chỉ số như doanh số, tỷ lệ chuyển đổi và đánh giá khách hàng.

3. Mẹo bán hàng trên Amazon hiệu quả cho người mới

Bán hàng trên Amazon thành công bắt đầu từ những bước chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận. Hãy tận dụng những mẹo sau đây để phát triển gian hàng của bạn ngày càng vững mạnh.

3.1. Chọn sản phẩm tiềm năng

Để lựa chọn sản phẩm tiềm năng khi bán hàng trên Amazon, người bán có thể sử dụng Amazon Best Sellers để xác định các sản phẩm đang bán chạy trong từng danh mục. Ngoài ra, hãy theo dõi các xu hướng mới nhất trên mạng xã hội và các nền tảng TMĐT khác để nắm bắt nhu cầu thị trường.

ban-hang-tren-amazon

Amazon Best Sellers (Nguồn: Amazon.com) 

Sử dụng các công cụ như Helium 10, Jungle Scout hoặc Google Trends để xác định từ khóa có lượt tìm kiếm cao. Điều này hỗ trợ việc lựa chọn sản phẩm có nhu cầu lớn và ít đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Việc lựa chọn danh mục sản phẩm phù hợp cũng giúp bán hàng trên Amazon thành công nhanh chóng. Hiện nay, các danh mục như Đồ gia dụng, Sức khỏe và làm đẹp, Đồ chơi giáo dục và Phụ kiện công nghệ đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thị trường. 

3.2. Tối ưu hóa listing

Kết hợp từ khóa chính và phụ vào tiêu đề, mô tả, và bullet points một cách tự nhiên. Hình ảnh sản phẩm cần nền trắng, kích thước tối thiểu 1000x1000 pixels, đảm bảo chi tiết rõ ràng và hấp dẫn. 

Ngoài ra, Content A+ chính là công cụ vô cùng tuyệt vời mà Amazon cung cấp để tối ưu hóa listing. Content A+ bổ sung nội dung nâng cao như hình ảnh, video và biểu đồ, mang lại trải nghiệm mua sắm chuyên nghiệp và chi tiết hơn cho khách hàng. Theo dữ liệu từ Amazon, việc thêm Content A+ có thể tăng doanh số bán hàng đến 8% tùy thuộc vào ngành hàng.

3.3. Sử dụng Amazon FBA

Amazon FBA (Fulfillment by Amazon) là dịch vụ hỗ trợ người bán hàng trên Amazon. Khi sử dụng FBA, người bán có thể mở rộng phạm vi kinh doanh, tiếp cận khách hàng toàn cầu và nâng cao hiệu quả vận hành. 

Amazon FBA mang lại nhiều lợi ích cho người bán, bao gồm tiết kiệm thời gian và chi phí khi Amazon đảm nhận toàn bộ quy trình lưu kho, đóng gói, vận chuyển, và chăm sóc khách hàng. Các sản phẩm FBA cũng được tham gia chương trình Amazon Prime, giúp tăng khả năng hiển thị và nâng cao uy tín. 

Có thể nói Amazon FBA là lựa chọn lý tưởng cho người mới bắt đầu, giúp đơn giản hóa việc bán hàng và tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh doanh. Với hệ thống tự động và dịch vụ hỗ trợ toàn diện, FBA giảm bớt khá nhiều khó khăn ban đầu khi bán hàng trên Amazon. 

4. Kết luận

Bắt đầu bán hàng trên Amazon không khó nhưng người bán cần có kế hoạch rõ ràng và sự kiên trì. Hãy tận dụng các thông tin trên để trang bị đầy đủ cho hành trình khai thác tiềm năng kinh doanh toàn cầu của bạn ngay hôm nay. 

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal. 

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.


ban-hang-tren-amazon

 

AGlobal