Chi phí vận chuyển khi bán hàng - Những điều bạn cần biết
1. Chi phí vận chuyển khi bán hàng là gì?
Chi phí vận chuyển khi bán hàng hay phí vận chuyển là khoản tiền mà nhà kinh doanh phải trả cho bên vận chuyển để vận chuyển sản phẩm theo yêu cầu.
Chi phí vận chuyển khi bán hàng thông thường bao gồm 2 phần: Phí vận chuyển cơ bản và phụ phí.
Chi phí vận chuyển cơ bản là số tiền quy định đã được chấp thuận theo hợp đồng; phụ phí là chi phí mà người bán hàng cần chi trả thêm cho bên vận chuyển do có các yếu tố phát sinh. Các yếu tố đó có thể là: Khối lượng hàng hóa quá lớn, quãng đường vận chuyển lớn hơn dự tính,...
2. Các phương thức vận chuyển khi bán hàng
Theo nhu cầu thị trường hiện nay, có 4 cách thức vận chuyển hàng hóa được sử dụng rộng rãi là: vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không.
Tùy vào nhu cầu, mỗi người bán hàng sẽ chọn hình thức phù hợp để sử dụng.
Vận tải đường bộ
Thường vận chuyển chủ yếu bằng các loại xe tải, xe khách nên tính linh hoạt cao, có thể tự do chọn tuyến đường, thoải mái về giờ giấc.
Loại hình thức này đạt hiệu quả vận chuyển tốt nhất ở cự li ngắn và trung bình.
Khả năng bảo quản sản phẩm, bưu kiện cao. Chất lượng hàng hóa vẫn có thể đảm bảo ở trạng thái tốt nhất trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh đó đây cũng là hình thức vận chuyển có chi phí phải chăng nên rất được ưa chuộng.
Vận tải đường thủy
Đây là hình thức vận chuyển cũng được nhiều người lựa chọn khi cân nhắc chi phí vận chuyển khi bán hàng. Chi phí vận chuyển đường thủy thấp và được người dùng ưu tiên khi vận chuyển quốc tế.
Tuyến đường vận chuyển thoải mái hơn so với đường bộ do đó vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng được giảm thiểu tối đa.
Không chỉ vậy, hình thức này có thể vận chuyển hàng hóa với có kích thước và khối lượng lớn hơn hẳn các loại vận chuyển khác. Khối lượng vận chuyển cũng khiến giá thành được “ mềm” hơn.
Vận tải đường sắt
Loại hình vận chuyển đường sắt có giá cước thấp hơn so với vận chuyển đường bộ và có sự ổn định về giá trong thời gian dài. Có thể vận tải được các kiện hàng trọng lượng lớn trên tuyến đường xa.
Độ an toàn hàng hóa cao vì hàng hóa được xếp vào các khoang chuyên biệt được phân loại theo nhu cầu khách hàng. Và cũng ít bị các yếu tố ngoại cảnh như điều kiện thời tiết, khí hậu hay tình trạng giao thông ảnh hưởng.
Các chuyến tàu luôn có giờ chạy cố định xuyên suốt ít bị biến động như vận chuyển đường sắt.
Vận tải hàng hóa đường hàng không
Đây là hình thức vận chuyển có tốc độ cao nhất hiện nay giúp rút ngắn được rất nhiều thời gian. Cùng với đường thủy, đường hàng không cũng là lựa chọn để người bán hàng cân nhắc khi vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài.
Tuy nhiên chi phí vận chuyển hàng hóa của loại hình này rất cao và cứ sự biến động lớn. Ngoài ra khối lượng hàng hóa có thể vận chuyển cũng có sự hạn chế.
3. Cách tính chi phí vận chuyển khi bán hàng
Cách tính chi phí vận chuyển đường bộ
Công thức tính:
Chi phí vận chuyển = Khối lượng hàng hóa x đơn giá. (Đơn giá từng vùng trả hàng sẽ có sự khác nhau.)
Bên cạnh đó, khối lượng hàng còn được tính bằng những công thức khác dựa vào các yếu tố như: Khối lượng hàng nhẹ - nặng - cồng kềnh.
Cụ thể:
-
Tính khối lượng thực cho các loại hàng hóa trọng lượng nhẹ (cân trực tiếp)
-
Tính khối lượng quy đổi cho các loại hàng có trọng lượng nặng và cồng kềnh. Công thức tính: (dài x rộng x cao)/5000.
Cách tính chi phí vận chuyển đường biển
Phương thức vận chuyển được ưu tiên sử dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Đơn vị tính sẽ căn cứ vào khối lượng lô hàng (Kilograms) hoặc thể tích thực của lô hàng đó ( chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng - đơn vị tính : CBM (Cubic Meter, mét khối).
Chi phí vận chuyển đường biển khi tính chi phí sẽ không cố định được như đường bộ mà sẽ căn cứ vào trọng lượng hàng hóa cùng khoảng cách hải lý.
Lưu ý: Trọng lượng hàng hóa sẽ được áp dụng theo chuẩn quốc tế.
Công thức tính chi phí:
Cách 1: 1 tấn >= 3 CBM, hàng hóa sẽ được xếp loại nhẹ, phí vận chuyển sẽ được tính theo bảng giá CBM.
Cách 2: 1 tấn < 3 CBM hàng hóa sẽ được xếp loại hàng nặng, phí vận chuyển sẽ được tính theo bảng giá KGS.
Cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Chi phí vận chuyển được tính theo 2 cách như sau:
-
Với hàng hóa có trọng lượng <20kg, giá cước sẽ được tính dựa trên khối lượng thực tế. Và nếu khối lượng hàng >20kg thì phần khối lượng lẻ sẽ được tính theo mức 5kg ( có nghĩa là <5kg cũng tính là 5kg)
-
Đối với hàng nguyên toa, trọng lượng được tính theo trọng tải kỹ thuật của tàu.
Cách tính chi phí vận chuyển bằng đường hàng không
Với đường hàng không, cước phí vận chuyển được tính dựa theo quy định của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA.
Công thức tính như sau:
Phí vận chuyển đường hàng không = Đơn giá cước x khối lượng hàng hóa.
Lưu ý:
-
Trọng lượng là khối lượng thực của đơn hàng (AW).
-
Khối lượng là cân nặng hàng hóa quy đổi từ thể tích (DW).
-
Nếu trọng lượng > khối lượng ; cước phí được tính theo bảng giá KGS.
-
Nếu trọng lượng < khối lượng: cước phí sẽ được tính theo bảng giá CBM.
4. Giải pháp giúp giảm chi phí vận chuyển khi bán hàng
Sử dụng nhiều hãng vận chuyển
Dưới sự phát triển mạnh mẽ của sàn thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, các công ty vận chuyển ngày xuất hiện càng nhiều đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Trước sự cạnh tranh ngày một nở rộ, chi phí vận chuyển là yếu tố cân nhắc để các hãng thu hút khách hàng. Do đó người bán hàng có thể tham khảo và sử dụng đa dạng các nhà vận chuyển phù hợp với nhu cầu để tối ưu chi phí vận chuyển khi bán hàng.
Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc: Thương mại điện tử là gì? Tổng quan về thương mại điện tử
Ecommerce Marketing là gì? Tất tần tật về Ecommerce Marketing
Sử dụng bao bì đóng gói của hãng vận chuyển
Sử dụng bao bì riêng có thể khiến người bán phải trả phí phát sinh cho kích thước của bao bì đóng gói nếu bưu kiện đó vượt kích thước quy định của hãng vận chuyển. Do đó ta có thể sử dụng bao bì do hãng cung cấp để giảm chi phí này.
Ký hợp đồng thường niên với hãng vận chuyển
Các đơn vị vận chuyển luôn có các chương trình chăm sóc tốt cho các khách hàng thân quen như một cách thức giữ chân khách hàng.
Do đó khi ký hợp đồng thường niên với hãng, doanh nghiệp và người bán sẽ được nhận tỷ lệ chiết khấu tốt hơn thông thường.
Đồng thời cũng giúp các lỗi phát sinh, khiếu nay hay tình huống rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải được hãng vận chuyển xử lý nhanh gọn và tốt hơn.
Thống kê các chi phí vận chuyển trước khi thanh toán
Trong quá trình vận chuyển không thể tránh sẽ có những chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Do đó trước khi lên đơn hàng vận chuyển, doanh nghiệp, người bán cần thống kê và tính toán chi tiết để thương lượng cùng khách hàng để đưa ra mức chi phí phù hợp cho cả mình lẫn khách hàng.
Gửi kho tại khu vực gần khách hàng
Việc lưu kho tại những nơi đông khách hàng tiềm năng, thân quen của doanh nghiệp, người bán sẽ giúp giảm đi chi phí vận chuyển. Đồng thời rút ngắn được thời gian giao hàng tới khách hàng. Cũng như đảm bảo kịp thời cho việc hỗ trợ các vấn đề về sản phẩm cho khách hàng.
5. Chi phí vận chuyển khi bán hàng trên Amazon
“Thương mại điện tử Xuyên biên giới vẫn cho thấy nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, đóng góp cho sự phục hồi của doanh nghiệp địa phương. Số lượng đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng hơn 80%, trong đó phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ.”
(Theo báo cáo Hoạt động trao quyền cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 2022, Amazon Global Selling )
Amazon hiện đang là thị trường kinh doanh tiềm năng được nhiều nhà kinh doanh hướng tới. Do đó chi phí vận chuyển khi bán hàng trên Amazon cũng là một yếu tố được quan tâm.
Hiện Amazon đang phổ biến hình thức Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) và Hoàn thiện đơn hàng bởi nhà bán hàng (FBM)
Đọc thêm: Tìm hiểu tất tần tật về FBM
Amazon FBA - Bí quyết gia tăng doanh số của doanh nghiệp Việt
Với FBM người bán hàng sẽ tự tìm kho lưu, tự vận chuyển hoặc thuê các đơn vị vận chuyển bên ngoài. Do đó chi phí vận chuyển khi bán hàng trên Amazon sẽ do người bán kiểm soát hoàn toàn từ việc vận chuyển xuất khẩu đến phí ship tới khách hàng.
Còn đối với FBA, chi phí khi vận chuyển sang kho Amazon sẽ do người bán làm việc trực tiếp với đơn vị vận chuyển. Còn chi phí vận chuyển tới người bán sẽ được tính trong chi phí làm FBA của nhà bán hàng.
6. Kết luận
Chi phí vận chuyển khi bán hàng là một trong những chi phí cần được lưu ý bởi nó tác động không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh. Bài viết trên những yếu tố cơ bản về chi phí vận chuyển khi bán hàng mà người kinh doanh cần nắm bắt, mong sẽ hỗ trợ cho độc giả trên con đường kinh doanh của mình.
Theo dõi blog AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007 để nhận được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal!