Sản phẩm tiềm năng là gì? 5 bước xác định sản phẩm tiềm năng

“Sản phẩm tiềm năng là gì” chính là trăn trở của không ít nhà kinh doanh, marketer khi nghiên cứu sản phẩm và mở rộng thị trường tương lai. Để xác định chính xác sản phẩm có tiềm năng cao, đáp ứng được mong muốn thị trường không hề đơn giản. Do đó việc nghiên cứu, đánh giá sản phẩm là rất quan trọng.

1. Sản phẩm tiềm năng là gì? 

Sản phẩm tiềm năng là yếu tố tiên quyết khi tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh. Sản phẩm có sức cạnh tranh lớn sẽ đáp ứng được các giá trị khách hàng mong muốn và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy sản phẩm tiềm năng là gì?

1.1. Khái niệm 

Sản phẩm tiềm năng (hay Potential Product) là sản phẩm được nâng cấp, phát triển từ sản phẩm cốt lõi ban đầu. Chúng không chỉ giải quyết được những nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng mà còn đáp ứng được mong muốn và yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường và khách hàng.

Đối với doanh nghiệp, sản phẩm tiềm năng là tầm nhìn dài hạn về những gì sản phẩm có thể phát triển. Là kết quả từ việc không ngừng nghiên cứu và cải tiến các yếu tố về công nghệ, phản hồi của khách hàng cùng khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp.

san-pham-tiem-nang-la-gi-1Những yếu tố doanh nghiệp cần nghiên cứu để tạo lên sản phẩm tiềm năng là gì?

Để xác định rõ nét sản phẩm tiềm năng là gì, ta có thể xét đến các đặc trưng của chúng, tương ứng với các câu hỏi: 

  • Sản phẩm giải quyết vấn đề gì? Nhu cầu thị trường cho sản phẩm này là gì? 

  • Sản phẩm của doanh nghiệp có những điểm khác biệt gì so với các sản phẩm tương tự trên thị trường? 

  • Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm là gì?

  • Làm thế nào để công ty có thể tiếp cận được thị trường lớn hơn?

  • Thu thập và sử dụng phản hồi từ khách hàng về sản phẩm như thế nào?

1.2. Điểm đặc trưng của sản phẩm tiềm năng là gì? 

Những đặc trưng của một sản phẩm tiềm năng khiến sản phẩm trở nên khác biệt so với sản phẩm cùng thị trường. Ở mức độ lớn hơn, sản phẩm tiềm năng có tính quyết định đến thành công của nhà sản xuất, trong việc giành thị phần thị trường ngành. 

Những điểm đặc trưng đó là:

  • Thỏa mãn nhu cầu khách hàng: đáp ứng mong muốn khách hàng hoặc giải quyết vấn đề tồn tại trên thị trường mà không hoặc ít có sản phẩm thỏa mãn được một cách toàn diện. 

  • Bắt kịp xu hướng thị trường: phù hợp với xu hướng hiện tại, thậm chí là đón đầu xu hướng tương lai của thị trường. 

  • Mang tính độc đáo: sở hữu những đặc điểm khác biệt, độc lạ để tạo dấu ấn riêng. 

  • Có triển vọng phát triển và mở rộng: là khả năng phát triển thêm về các công năng và hình thức để tăng mở rộng hệ thống sản phẩm. 

  • Sở hữu khả năng cạnh tranh: giá cả thấp hơn, chất lượng tốt hơn, tính năng ưu việt hơn, mẫu mã đa dạng hơn, đa năng hơn,... 

  • Đem lại lợi nhuận: trong dài hạn, nhà bán có thể thu hồi vốn và gia tăng lợi nhuận. 

2. Vai trò của sản phẩm tiềm năng là gì đối với mở rộng thị trường? 

Đối việc mở rộng, phát triển thị trường đặc biệt là thị trường mới, sản phẩm tiềm năng là yếu tố rất quan trọng. Nếu nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn đúng sản phẩm tiềm năng, doanh nghiệp có thể rút ngắn được thời gian thâm nhập thị trường và giảm thiểu được các rủi ro ở mức tối đa. 

Vậy những vai trò quan trọng khi gia nhập thị trường mới của sản phẩm tiềm năng là gì? Nó đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

2.1. Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng 

Sản phẩm tiềm năng có khả năng tăng sự thu hút, quan tâm và tiêu dùng của khách hàng trên thị trường, đặc biệt là khách hàng mục tiêu. Nhờ đó, rút ngắn được khoảng cách tiếp cận khách hàng cho doanh nghiệp, đồng thời mở rộng hơn tệp khách hàng tiềm năng. 

2.2. Nâng cao doanh số & lợi nhuận 

Khi quy mô và khả năng tiếp cận khách hàng phát triển, doanh số và lợi nhuận kinh doanh cũng sẽ được nâng cao. Thông qua việc cung cấp rõ ràng giá trị và lợi ích mà sản phẩm đem lại tới khách hàng mục tiêu. Sản phẩm tiềm năng giúp là tăng tỷ lệ chốt đơn trên mỗi sản phẩm.

Ví dụ: Khi nghiên cứu sản phẩm trà ổi trên Amazon, nhà sản xuất nhận ra rằng người tiêu dùng có xu hướng chọn loại sản phẩm dạng túi lọc và thường mua theo combo 3 pack. Vậy đây sẽ là yếu tố quan trọng để cải tiến cho sản phẩm trước khi lên sàn. 

san-pham-tiem-nang-la-gi-2Sản phẩm tiềm năng đem lại nhiều lợi thế cho nhà bán 

2.3. Mở rộng thương hiệu & vị thế sản phẩm 

Khi tìm ra và phát triển một ngách thị trường tiềm năng mới, nếu bán tốt, nhà bán sẽ tăng khả năng xây dựng chỗ đứng vững chắc và chinh phục thị trường đó. Nhờ vậy, hình ảnh thương hiệu cũng được nâng cao và lan tỏa rộng hơn. 

Đồng thời, nếu sản phẩm đáp ứng được nhu cầu với chất lượng xứng đáng, người tiêu dùng sẽ để lại đánh giá tốt và phản hồi tích cực trên sàn. Từ đó nâng cao xếp hạng sản phẩm và sẽ tiếp tục gia tăng lượt bán ra. 

Đọc thêm: Học bán hàng trên Amazon và top khóa học không nên bỏ qua 

2.4. Phát triển năng lực cạnh tranh 

Như đã giải thích về sản phẩm tiềm năng là gì? Ta đều hiểu sản phẩm tiềm năng có những tính năng và lợi ích đặc biệt, giúp nó nổi bật và thu hút sự quan tâm của khách hàng trong môi trường cạnh tranh. Do đó nó giúp công ty phát huy được tốt nhất năng lực cạnh tranh của mình. 

Không chỉ vậy, từ việc không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm phù hợp. Các yếu tố nguồn lực doanh nghiệp cũng sẽ kịp thời được quan tâm và phát triển theo: nhân lực, chi phí, máy móc thiết bị,.. Điều này giúp công ty bắt kịp xu thế đồng thời điều chỉnh được những vấn đề tồn đọng. 

3. Hướng dẫn 5 bước tìm sản phẩm tiềm năng trên Amazon 

Tìm kiếm sản phẩm bán là một quá trình dài và phức tạp, yêu cầu nhà bán có sự chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận. Vậy quy trình để xác định sản phẩm tiềm năng là gì? Tham khảo ngay 5 bước dưới đây. 

san-pham-tiem-nang-la-gi-35 bước giúp giải đáp thắc mắc quy trình xác định sản phẩm tiềm năng là gì 

3.1. Nghiên cứu thị trường 

Đây là bước đi quan trọng đầu tiên mà nhà bán hàng cần thực hiện. Với bước đi này, nhà bán hàng sẽ cần thu thập và phân tích thông tin về thị trường để có thể thu về những dữ liệu có ý nghĩa. 

Tìm kiếm nhu cầu khách hàng 

Một sản phẩm tiềm năng phải là một mặt hàng thỏa mãn nhu cầu hoặc giải quyết được “nỗi đau” của khách hàng. Chỉ như thế, sản phẩm mới có giá trị và trở nên thu hút. Nhà bán hàng có thể thực hiện các chiến dịch nhằm thu thập thông tin, đánh giá hay nhu cầu của khách hàng để có thể kịp thời phát hiện nhu cầu, vấn đề mà người tiêu dùng đang mắc phải. 

Nghiên cứu xu hướng thị trường 

Thị trường Amazon vận hành và biến động liên tục. Bởi vậy, sản phẩm bán cần bắt kịp xu hướng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Nhà bán có thể sử dụng các công cụ: Jungle Scout, Helium 10, AMZScout,... để nhận biết xu hướng hiện tại. 

Ngoài ra, Amazon Keyword Tool,... cũng là công cụ hiệu quả cho phép người bán theo dõi từ khóa về sản phẩm. Ở mức độ cao hơn, thương hiệu có thể dự đoán về xu hướng tương lai để đón đầu thị trường. Thậm chí là tạo ra xu hướng để dẫn dắt thị trường. 

Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Tìm hiểu về đối thủ giúp nhà kinh doanh có cái nhìn sâu sắc về thị trường cạnh tranh. Với các yếu tố: sản phẩm, điểm mạnh, điểm yếu, chính sách, vị thế,... nhà bán hàng có thể xác định độ bão hòa của thị trường và mức độ cạnh tranh của đối thủ. 

Những thị trường đã bão hòa, các đối thủ đã có chỗ đứng vững chắc và sở hữu những tệp khách hàng trung thành không phải là sự lựa chọn tối ưu cho nhà bán. Và hiểu đối thủ sẽ giúp người bán xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp và hiệu quả hơn. 

3.2. Lựa chọn sản phẩm tiềm năng 

Sau khi tìm kiếm được insight sản phẩm, nhà bán cần lựa chọn một hoặc những sản phẩm phù hợp nhất để tiến hành lên kế hoạch kinh doanh. Sản phẩm cần phù hợp với mục tiêu kinh doanh, kế hoạch tài chính, tính khả thi,... của doanh nghiệp. 

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh mới nhất 2024 

3.3. Xây dựng kế hoạch liên quan 

Quá trình tìm ra sản phẩm tiềm năng không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn sản phẩm đó. Sản phẩm cần có kế hoạch ra mắt và kinh doanh phù hợp để phát huy hiệu quả tối ưu. Ngoài ra, nhà bán cũng cần xây dựng, điều chỉnh các kế hoạch liên quan: kế hoạch tài chính, kế hoạch phân phối, kế hoạch marketing,... để công việc diễn ra suôn sẻ và đồng nhất các chức năng. 

3.4. Thử nghiệm sản phẩm 

Trước khi phát triển định hướng kinh doanh lâu dài, sản phẩm cần được đưa lên sàn bán thử nghiệm trong thời gian ngắn để kiểm tra và đánh giá tình hình thực tế với những yếu tố như: đánh giá, phản hồi của khách hàng, phản ứng của đối thủ,... 

3.5. Đánh giá và điều chỉnh 

Cuối cùng, nhà bán cần xử lý và điều chỉnh các lỗi, vấn đề phát sinh (nếu có). Sau đó, tiến hành lên kế hoạch kinh doanh lâu dài. Việc thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh trước khi chính thức bán sẽ giúp nhà bán hàng tối ưu hiệu suất sản phẩm và kết quả kinh doanh. 

Tuy nhiên, trong quá trình bán hàng, người bán vẫn cần thường xuyên theo dõi tình hình để có những điều chỉnh phù hợp. Quá trình này sẽ diễn ra xuyên suốt hành trình kinh doanh sản phẩm đó. 

4. Kết luận 

Bằng cách hiểu rõ sản phẩm tiềm năng là gì và thực hiện đúng quy trình tìm kiếm trên, nhà bán sẽ tìm ra được mặt hàng phù hợp để kinh doanh. Đây là quá trình đòi hỏi người bán có sự nghiên cứu và chuẩn bị tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Làm tốt chức năng này sẽ giúp công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và phát triển bền vững lâu dài. 

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal. 

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.

san-pham-tiem-nang-la-gi-cuoi

 

AGlobal