Hiểu về đối thủ cạnh tranh là gì trong thương mại điện tử

Đối thủ cạnh tranh là gì? Với các doanh nghiệp, cạnh tranh là một quy luật cơ bản cho các hoạt động kinh tế để tồn tại và phát triển. Việc nhà quản trị nắm rõ đối thủ cạnh tranh là gì sẽ đem lại chiến lược cạnh tranh phù hợp và hiệu quả cho thương hiệu. Cùng khắc họa rõ nét đối tượng đặc thù này tại bài viết dưới đây.

1. Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh là những công ty hay cá nhân có thể cung cấp những sản phẩm và dịch vụ giống hoặc tương tự cho khách hàng của doanh nghiệp. Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh là: đồng nhất tệp khách hàng, thỏa mãn cùng một nhu cầu tiêu dùng và gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị phần doanh nghiệp. 

doi-thu-canh-tranh-la-gi-1Coca-Cola vs. Pepsi và những màn đối đầu kinh điển

Việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết về ưu thế và hạn chế của đối thủ và chính mình. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực và sức mạnh cạnh tranh. 

Ví dụ: Một số cặp đôi “kỳ phùng địch thủ” nổi bật, đối đầu mạnh mẽ trong suốt thời gian dài:

  • Ngành hàng giải trí: DC vs. Marvel

  • Ngành hàng fast food: McDonald’s vs. Burger King

  • Ngành hàng công nghệ: Apple vs. Microsoft

  • Ngành hàng không: Airbus vs. Boeing

2. Phân loại đối thủ cạnh tranh

Khi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là gì, nhiều người lầm tưởng chỉ những doanh nghiệp đối đầu trực tiếp mới là đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng, trên thực tế, “bản đồ” cạnh tranh còn xuất hiện “nhiều hơn một” đối tượng “xung đột lợi ích” nguy hiểm khác. Những nhân tố đó, gồm: 

2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đây là nhóm đối thủ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, có khả năng chiếm lĩnh vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Vì có chung phân khúc và nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh trực tiếp có khả năng thúc đẩy sự đổi mới, cải tiến sản phẩm/ dịch vụ và cung cấp chi tiết “insight” khách hàng cho thương hiệu.

Thông qua việc quan sát và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trực tiếp, ta sẽ đánh giá được điểm yếu cùng các chiến lược kinh doanh đang được họ tiến hành. Từ đó phát triển mạnh mẽ tính khác biệt hóa sản phẩm, hấp dẫn khách hàng và dẫn đầu thị trường. 

Một số các cặp đối thủ cạnh tranh trực tiếp nổi tiếng có thể kể đến như: 

  • Ngành hàng đồ thể thao: Nike vs. Adidas 

  • Ngành hàng đồ uống có ga: Pepsi vs. Coca Cola

2.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp có thể là những đơn vị thuộc ngành khác hoặc có sản phẩm/ dịch vụ khác, song cùng giải quyết chung một vấn đề cho khách hàng như doanh nghiệp. Là giải pháp thay thế phù hợp mà khách hàng có thể lựa chọn trong quá trình mua sắm. 

Ví dụ: 

  • McDonald’s vs. Pizza Hut

  • Vietnam Airline vs. VinBus

doi-thu-canh-tranh-la-gi-2Nhà bán cần có nền tảng chắc chắn về các loại đối thủ cạnh tranh để đứng vững trên thị trường

Trong quá trình tìm hiểu “đối thủ cạnh tranh là gì”, đối thủ gián tiếp sẽ tăng độ hiểu biết sâu sắc về thị trường cho doanh nghiệp. Nhờ đó, giúp thúc đẩy hoạt động cải thiện, nâng cấp sản phẩm dịch vụ cũng như mở rộng dịch vụ hơn nữa cho thương hiệu. 

Ta có thể thấy rõ nét điều này qua trận chiến AI của các doanh nghiệp hiện nay. Hầu hết các công ty đều đẩy mạnh tích hợp AI vào sản phẩm dịch vụ nhằm bắt kịp thị trường và nâng cấp trải nghiệm cho khách hàng. 

2.3. Đối thủ thay thế

Đúng như tên gọi, đối thủ thay thế có khả năng cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ khác nhau song vẫn thỏa mãn được những nhu cầu người dùng của doanh nghiệp. Nói cách khác, chúng có khả năng thay thế sản phẩm của bạn. 

Đối thủ cạnh tranh thay thế, có tác động nhất định tới thị trường và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Việc ý thức về sự hiện diện của sản phẩm thay thế sẽ giúp nhà kinh doanh luôn kịp cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm và duy trì tốt vị thế thị trường.

2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Cuối cùng, nhân tố cuối cùng trong việc tìm hiểu “đối thủ cạnh tranh là gì” của doanh nghiệp chính là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đây là những doanh nghiệp/ đơn vị vừa mới gia nhập hoặc chưa có mặt trên thị trường (nhưng có khả năng tham gia). 

Ví dụ: 

  • Suntory Pepsico vs. Vinamilk

  • Suntory Pepsico vs. TH True Milk

Xét về vai trò, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Là yếu tố quyết định vai trò dẫn đầu thị phần của doanh nghiệp. 

Việc tìm hiểu chuyên sâu đối thủ tiềm ẩn khuyến khích chủ doanh nghiệp đổi mới liên tục, đảm bảo sản phẩm được cung cấp ra thị trường có giá trị và tính độc đáo nhất. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp.

3. Vai trò của phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh, không chỉ ảnh hưởng tới các chiến lược kinh doanh ngắn hạn, mà còn mang tính quyết định trong định hướng dài hạn, của nhà sản xuất trên thị trường. Để hiểu rõ về vai trò của đối thủ cạnh tranh là gì, nhà quản trị cần hiểu và trả lời được 5 câu hỏi này.

  • Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp?

  • Chiến lược của họ như thế nào?

  • Mục tiêu phát triển của họ là gì?

  • Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì?

  • Cách thức phản ứng của đối thủ trước chiến lược mà ta sẽ sử dụng có xu hướng như thế nào?

Nắm vững những vấn đề cốt lõi trên, doanh nghiệp sẽ hiểu mình đang có lợi thế, bất lợi gì so với đối thủ. Từ đó đưa ra các chiến lược, biện pháp tấn công cạnh tranh và phòng thủ hữu hiệu với từng loại đối thủ cạnh tranh. 

Bên cạnh đó, chúng giúp nhà quản lý tránh được các sai lầm, hạn chế mà đối thủ mắc phải khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Đồng thời, kịp thời điều chỉnh các điểm yếu của doanh nghiệp.

Ở mức độ cao hơn, dựa vào những nghiên cứu có được, chủ doanh nghiệp có thể dự đoán được những chiến lược tiếp theo của đối thủ. Từ đó đối phó và tiếp ứng kịp thời. 

Đọc thêm: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh mới nhất 2024

4. 6 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trên sàn TMĐT

Nhà bán đã hiểu rõ đối thủ cạnh tranh là gì và tầm quan trọng của nó. Vậy quy trình phân tích đối thủ cạnh tranh là gì? 

4.1. Xác định đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp cần xác định và phân loại các loại đối thủ cạnh tranh của mình. Họ sẽ cần phân loại từng nhóm đối tượng thay vì cụ thể hóa tất cả các đối thủ. Bởi đối với thương mại điện tử, đó là việc làm vô cùng khó khăn và bất khả thi. 

Riêng với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đây là đối tượng có tính đối đầu nhất. Vì vậy, nhà bán cần xác định rõ từng đối tượng cụ thể để nghiên cứu. 

4.2. Phân tích sản phẩm

Nhà bán có thể phân tích yếu tố này này dưới các góc độ sau:

Độ rộng của phạm vi sản phẩm: 

  • Số lượng danh mục sản phẩm khác nhau? 

  • Họ kinh doanh đa dạng sản phẩm hay chỉ tập trung 1 ngách cụ thể?

Độ sâu của phạm vi sản phẩm: 

  • Họ có cung cấp đa dạng mẫu mã, kích thước, màu sắc cho từng sản phẩm không? 

Sản phẩm mới:

  • Họ có thường xuyên ra mắt các sản phẩm mới không?  

Tồn kho sản phẩm:

  • Sản phẩm có thường xuyên hết hàng không?

Chất lượng sản phẩm:

Kiểm tra phản hồi của khách hàng để đánh mức chất lượng sản phẩm:

  • Khách hàng có hài lòng không?

  • Sản phẩm có giống mẫu, mô tả không? 

Tìm hiểu thêm: Sản phẩm tiềm năng là gì? 5 bước xác định sản phẩm tiềm năng 

4.3. Phân tích giá

Giá - yếu tố nhạy cảm - được công khai rõ ràng trên sàn thương mại. Vì vậy người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh giá giữa các gian hàng để lựa chọn sản phẩm giá cả phù hợp nhất. Doanh nghiệp cần nắm rõ tình hình này để xây dựng chiến lược giá có sức cạnh tranh qua các yếu tố sau:

Mô hình định giá:

  • Họ định giá cố định hay dao động?

  • Giá cả dao động có dựa trên cung và cầu không?

  • Giá cả có được điều chỉnh tùy theo khu vực địa lý không?

  • Họ có thường xuyên cung cấp các mã voucher, chương trình khách hàng thân thiết không? 

Điểm giá: 

  • Giá đối thủ cao hay thấp hơn giá của doanh nghiệp? 

  • Nếu thấp hơn, họ làm bằng cách nào?

  • Nếu cao hơn, họ cung cấp giá trị nào khác? 

4.4. Nghiên cứu chiến lược tiếp thị 

Tiếp thị là phần không thể thiếu của kinh doanh. Việc xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp vượt đối thủ và nắm giữ ưu thế thị trường. Hãy quan sát và đưa ra các chiến lược phù hợp.

  • Đối thủ có sử dụng quảng cáo?

  • Họ chạy quảng cáo như thế nào? 

  • Họ có sử dụng đa kênh để kinh doanh? 

4.5. Đánh giá dịch vụ chăm sóc khách hàng 

“Cá nhân hóa” trải nghiệm cho khách hàng đã trở thành yếu tố quan trọng cho doanh nghiệp khi giữ chân khách hàng. Để nâng cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và đánh giá được chất lượng của đối thủ, ta có thể:

  • Trải nghiệm dịch vụ của đối thủ 

  • Xem xét các chính sách hỗ trợ và chăm sóc khách hàng

4.6. Nghiên cứu tình hình kinh doanh

Cuối cùng, nhà bán cần nhìn tổng quan tình hình kinh doanh của đối thủ: doanh thu, lượt bán, tỷ lệ trả hàng. Những dữ liệu này giúp thương hiệu có thể đánh giá trực quan và hiệu quả nhất tình trạng đối thủ.  

5. Kết luận

Hiểu về đối thủ cạnh tranh là gì trong thương mại điện tử sẽ giúp nhà kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế trên thị trường mục tiêu. Từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn hiệu quả và tăng trưởng bền vững.

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal. 

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả. 

doi-thu-canh-tranh-la-gi

 

AGlobal