Chiến lược kinh doanh toàn cầu: Đột phá nâng tầm thương hiệu

Chiến lược kinh doanh toàn cầu là chiến lược vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường ra toàn thế giới. Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh toàn cầu là gì? Cần phải làm gì khi muốn mở rộng thị trường ra toàn cầu?

Bài viết dưới đây của AGlobal sẽ chỉ cho bạn tất tần tật những việc cần làm từ nghiên cứu thị trường đến đánh giá hiệu suất. Hãy khám phá các bước chính để mở rộng hoạt động kinh doanh của bạn trên toàn thế giới và tối đa hóa thành công trên thị trường toàn cầu nhé!

1. Chiến lược kinh doanh toàn cầu là gì?

Chiến lược kinh doanh toàn cầu có thể hiểu là tập hợp các mục tiêu, cam kết và hành động gắn kết với nhau để giúp doanh nghiệp khai thác các nguồn lực khan hiếm, cạnh tranh thành công, cải thiện vị thế thị trường và kết quả kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.

Chiến lược kinh doanh toàn cầu là chiến lược kinh doanh và tiếp thị tổng thể để mở rộng thị trường hoạt động các nước, khu vực khác trên thế giới, xem toàn cầu là một thị trường của doanh nghiệp.

Để thực hiện một chiến lược kinh doanh toàn cầu hoàn hảo, doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược tiếp thị tổng thể và phong cách thương hiệu của mình cho phù hợp với thị trường toàn thế giới. Chiến lược này nên được nhằm vào mục tiêu nâng cao độ nhận diện thương hiệu trên toàn cầu, giành được lợi thế cạnh tranh và định vị doanh nghiệp của mình là một doanh nghiệp mang lại giá trị cho khách hàng.

Chiến lược kinh doanh gồm ba loại chính:

  • Chiến lược chuẩn hóa: Đây là chiến lược mà một công ty sử dụng cùng một sản phẩm, giá cả, quảng cáo và phương thức phân phối cho tất cả các thị trường trên thế giới.
  • Chiến lược chuẩn hóa: Đây là chiến lược mà một công ty sử dụng cùng một sản phẩm, giá cả, quảng cáo và phương thức phân phối cho tất cả các thị trường trên thế giới.
  • Chiến lược đa quốc gia: Đây là chiến lược mà một công ty tùy biến sản phẩm, giá cả, quảng cáo và phương thức phân phối cho từng thị trường địa phương khác nhau. Mục tiêu của chiến lược này là đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng ở nhiều thị trường khác nhau.

​2. Tại sao chiến lược kinh doanh toàn cầu lại có ý nghĩa với doanh nghiệp?

Chiến lược kinh doanh toàn cầu đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp nhờ ba lý do sau đây:

2.1. Mở rộng và phân tán rủi ro thị trường

  • Tăng cường thị trường: Khi doanh nghiệp mở rộng ra thị trường quốc tế, nó có thể tiếp cận nhiều thị trường mới với những tiềm năng tăng trưởng cao. Việc mở rộng và phân tán thị trường giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất và tăng khả năng tìm kiếm nguồn thu nhập mới, phù hợp với doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy phát triển nhờ cạnh tranh: Việc xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế tạo ra cơ hội cạnh tranh với các đối thủ khác trên toàn cầu. Điều này là cơ sở khuyến khích cạnh tranh và thúc đẩy sự nâng cao chất lượng dịch vụ và giá trị doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Phân tán rủi ro: Việc sử dụng chiến lược kinh doanh toàn cầu giúp doanh nghiệp có thể phân tán các rủi ro, giảm thiểu tác động của các yếu tố không lường trước nhu biến động kinh tế, chính trị hay thay đổi quy định trong một thị trường cụ thể. Điều này giúp tăng tính ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

2.2. Phát huy lợi thế cạnh tranh

  • Tiếp cận nguồn lực và hợp tác: Chiến lược kinh doanh toàn cầu mở ra cơ hội tiếp cận và sử dụng nguồn lực từ các thị trường và quốc gia khác. Doanh nghiệp có thể tận dụng các nguồn lực như lao động giá rẻ tại Việt Nam, kỹ thuật tiên tiến hoặc nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng, giá rẻ,... để tăng cường hiệu quả sản xuất và cạnh tranh giá cả.

  • Tạo lợi thế chi phí: Việc mở rộng quy mô sản xuất và khai thác quyền lợi kinh tế của từng quốc gia, khu vực khác nhau giúp giảm chi phí sản xuất và vận hành. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
  • Tận dụng kiến thức địa phương: Mở rộng chiến lược kinh doanh toàn cầu cho phép doanh nghiệp tiếp cận với đa dạng kiến thức địa phương và sự hiểu biết về thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp có thể lên ý tưởng phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng địa phương, tạo lợi thế cạnh tranh và tăng khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh tại địa phương, khu vực, cũng như quốc gia đó.

2.3. Xây dựng và đẩy mạnh thương hiệu

  • Tăng cường độ tin cậy: Phát triển chiến lược kinh doanh toàn cầu giúp xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên quy mô quốc tế. Một thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy có thể tạo lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng, đồng thời thu hút sự quan tâm từ các đối tác và nhà đầu tư.

  • Tiếp cận thị trường toàn cầu: Mở rộng quốc tế giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới và đa dạng hóa nguồn khách hàng. Điều này tạo cơ hội để phát triển nhận diện thương hiệu và tăng cường nhận thức về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên toàn cầu.
  • Tạo giá trị cạnh tranh: Một thương hiệu phát triển mạnh mẽ ở quy mô toàn cầu có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp khác. Khách hàng thường tin tưởng và lựa chọn các thương hiệu mạnh mẽ, có uy tín, đồng thời sẵn lòng trả giá cao hơn cho sản phẩm và dịch vụ của họ.

3. Theo đuổi chiến lược kinh doanh toàn cầu cùng Amazon

Để có thể dễ dàng thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu, doanh nghiệp có thể thử sức tại thị trường Amazon trước. Amazon là sàn thương mại điện tử toàn cầu, giúp cho người bán hàng có thể dễ dàng mở rộng thị trường ra toàn thế giới, là cơ hội để doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu của mình.

3.1. Nghiên cứu thị trường

Bước đầu tiên khi thực hiện bất kì một chiến lược kinh doanh nào đó là nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường khi thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu trên Amazon bao gồm một số công việc cần làm như:

  • Tìm hiểu về các thị trường tiềm năng, bao gồm các quốc gia và khu vực mà bạn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

  • Phân tích xu hướng tiêu dùng, sự cạnh tranh, yêu cầu pháp lý và các quy định liên quan đến việc kinh doanh trên các thị trường này.
  • Đánh giá mức độ tiềm năng của thị trường cũng như khả năng tiếp cận, bao gồm tìm hiểu về tầm nhìn và yêu cầu của khách hàng tại từng địa phương, khu vực làm việc cụ thể.

​3.2. Xây dựng cửa hàng chuyên nghiệp

Sau đó, để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình trên Amazon, bạn cần thiết lập cửa hàng của mình thật chỉn chu, chuyên nghiệp.

  • Để có thể xây dựng gian hàng trên Amazon, việc đầu tiên bạn cần làm đó là tạo tài khoản người bán tại Amazon Seller Central và đăng ký để trở thành người bán quốc tế.
  • Sau đó, để tối ưu hóa hồ sơ người bán, bạn cần tạo một hồ sơ thật chuyên nghiệp và hấp dẫn, bao gồm việc cung cấp các thông tin chi tiết về công ty và sản phẩm của bạn.
  • Sau khi hoàn thành các bước thiết lập, bạn cần tạo danh mục sản phẩm: Liệt kê các sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn bán trên Amazon, bao gồm mô tả chi tiết, hình ảnh, giá cả và một số thông tin khác để thu hút khách hàng.

​3.3. Quảng cáo và tiếp thị

Dưới đây là một số yếu tố mà bạn có thể sử dụng để quảng cáo và tiếp thị cho thương hiệu của mình khi thực hiện chiến dịch kinh doanh toàn cầu trên Amazon.

  • Sử dụng các công cụ Amazon Ads: Tận dụng các công cụ quảng cáo của Amazon, bao gồm Amazon Sponsored Brand, Amazon Sponsored Display, Amazon Sponsored Products, Amazon Sponsored Ads để tăng cường khả năng hiển thị và tìm thấy sản phẩm của bạn trên trang của người dùng.
  • Tối ưu hóa danh mục sản phẩm: Sử dụng các từ khóa phù hợp và mô tả chi tiết sản phẩm để tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của khách hàng.
  • Xây dựng đánh giá tích cực: Khuyến khích khách hàng viết đánh giá, nhận xét chi tiết, tích cực về sản phẩm của bạn để tạo lòng tin và tăng khả năng mua hàng.

​3.4. Quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Các sản phẩm được cung cấp tới khách hàng phải luôn được đảm bảo chất lượng nhất. Để làm được điều đó, các thương hiệu cần phải:

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn của Amazon liên quan đến chất lượng và độ an toàn.
  • Quản lý đánh giá và phản hồi của khách hàng: Thường xuyên theo dõi, đánh giá và phản hồi lại khách hàng, đồng thời đáp ứng, giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng: Tạo trải nghiệm mua hàng tốt nhất bằng cách đáp ứng nhanh chóng các thắc mắc, yêu cầu từ khách hàng.

​3.5. Theo dõi và đánh giá hiệu quả

Cuối cùng, để hiệu quả của chiến lược kinh doanh toàn cầu trên Amazon được duy trì, doanh nghiệp cần phải liên tục theo dõi, đánh giá và đưa ra giải pháp cho công việc kinh doanh của mình.

  • Sử dụng các công cụ phân tích của Amazon: Theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh của thương hiệu trên Amazon, bao gồm doanh số, lợi nhuận, tỷ lệ chuyển đổi, và các chỉ số khác.
  • Đánh giá phản hồi từ khách hàng: Quan tâm đến phản hồi và đánh giá từ khách hàng để cải thiện và điều chỉnh chiến lược kinh doanh toàn cầu của doanh nghiệp dựa trên ý kiến và phản hồi từ khách hàng.

4. Kết luận

Chiến lược kinh doanh toàn cầu đòi hỏi rất nhiều những yêu cầu, thông tin mà doanh nghiệp cần cung cấp. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về những công việc mà doanh nghiệp cần làm khi muốn mở rộng chiến lược kinh doanh của mình ra toàn cầu, đặc biệt là trên Amazon.

Hãy áp dụng các chiến lược này và tuân thủ các quy định để tạo ra một hành trình kinh doanh thành công trên Amazon và đạt được sự phát triển và tăng trưởng bền vững trong thị trường quốc tế.

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.

AGlobal