Viên nén gỗ xuất khẩu: Cơ hội & thách thức cho doanh nghiệp

Viên nén gỗ xuất khẩu là một mặt hàng kinh doanh tiềm năng của Việt Nam, với nhiều ưu điểm về môi trường, kinh tế và thị trường. Vậy những ưu điểm đó là gì? Có những cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt trong quá trình xuất khẩu viên nén gỗ? Hãy cùng AGlobal tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Viên nén gỗ xuất khẩu là gì?

Viên nén gỗ xuất khẩu là một loại nhiên liệu sinh khối được sản xuất từ các phụ phẩm của ngành lâm nghiệp như cành, ngọn, bìa bắp, vỏ bào, mùn cưa, gỗ vụn. Đây là loại nhiên liệu có đặc tính cháy tốt, ít thải khí nhà kính, dễ vận chuyển và bảo quản. 

Viên nén gỗ xuất khẩu thường được sử dụng để đốt lò sưởi, lò hơi, máy phát điện hoặc làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

2. Thị trường viên nén gỗ xuất khẩu 2023

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu viên nén gỗ hàng đầu thế giới, với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2022. Trong 10 tháng đầu năm 2023, doanh thu từ xuất khẩu viên nén gỗ đã vượt qua 250 triệu USD. 

So với năm 2013, kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam đã tăng gấp 28 lần và gấp 34 lần trong hơn một thập kỷ qua (theo Tổng cục hải quan).

Ngoài ra dự báo còn cho thấy nhu cầu tiêu thụ viên nén trên toàn cầu sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới, đạt con số 36 triệu tấn từ mức 14 triệu tấn, tính từ năm 2017. 

Các thị trường chính của Việt Nam là Hàn Quốc và Nhật Bản, chiếm hơn 90% tổng lượng xuất khẩu hàng năm. Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu viên nén gỗ sang một số nước châu Âu như Anh, Đức, Hà Lan, Pháp. 

Với tiềm năng xuất khẩu lớn, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng thời cơ để xuất khẩu viên nén gỗ sang các quốc gia tiềm năng thông qua các sàn TMĐT lớn. Cùng sự phát triển không ngừng của các nền tảng mua sắm trực tuyến, việc xuất khẩu viên nén đã không còn là nỗi băn khoăn của nhiều doanh nghiệp.

Đọc thêm: Phân tích thị trường viên nén gỗ: Quy mô & Xu hướng

3. Xu hướng mới trong ngành viên nén gỗ xuất khẩu

Tăng nhu cầu về năng lượng tái tạo

Các quốc gia trên thế giới đang tìm kiếm các giải pháp để giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch, như than, dầu, và khí. Viên nén gỗ là một loại nhiên liệu sinh khối thân thiện với môi trường, có khả năng cháy tốt, ít thải khí nhà kính, dễ vận chuyển và bảo quản. 

Có thể thấy viên nén gỗ xuất khẩu là một trong những mặt hàng tiềm năng để kinh doanh đáp ứng với nhu cầu lớn từ phía người dùng. 

Xuất khẩu viên nén gỗ qua các sàn TMĐT

Các sàn TMĐT là những nền tảng trực tuyến cho phép các doanh nghiệp và khách hàng giao dịch hàng hóa và dịch vụ một cách dễ dàng và tiện lợi. Các sàn TMĐT có nhiều ưu điểm như: giảm chi phí quảng bá, tiết kiệm thời gian và công sức, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm… 

 

Tuy nhiên, để quá trình kinh doanh viên nén gỗ xuất khẩu qua các sàn TMĐT thuận lợi, các doanh nghiệp cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, giấy tờ, giao nhận, thanh toán… của từng sàn.

Đọc thêm: Đột phá thị trường với thương mại điện tử xuyên biên giới

Tăng cường hợp tác quốc tế 

Việc hợp tác quốc tế là một xu hướng quan trọng để phát triển ngành viên nén gỗ xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thể hợp tác với các đối tác nước ngoài để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi công nghệ, mở rộng thị trường, và tăng cường uy tín. 

Bên cạnh đó hãy tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế về năng lượng tái tạo, môi trường, và thương mại để đóng góp vào các chính sách và tiêu chuẩn liên quan đến ngành viên nén gỗ xuất khẩu.

Đọc thêm: Quá trình xuất khẩu hàng hóa & các lưu ý không thể bỏ qua

4. Lợi ích của viên nén gỗ xuất khẩu đối với doanh nghiệp Việt

Viên nén gỗ xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt, bao gồm:

  • Tạo ra giá trị gia tăng cho các phụ phẩm của ngành lâm nghiệp, giảm lãng phí và tăng hiệu quả kinh tế.

  • Mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam, tăng thu nhập và việc làm cho người lao động.

  • Giảm chi phí quảng bá, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới thông qua các sàn TMĐT, mà không cần phải bỏ ra nhiều chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị, hay tham gia các triển lãm, hội chợ.

  • Nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành. Doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm viên nén gỗ chất lượng cao, giá cả hợp lý, và dịch vụ hậu mãi tốt trên các sàn TMĐT, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành

5. Cơ hội và thách thức đối với ngành viên nén gỗ xuất khẩu

Trong năm 2023, thị trường viên nén gỗ xuất khẩu cũng đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức. Theo báo cáo của Nhóm nghiên cứu các hiệp hội gỗ và tổ chức Forest Trends, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu và sản xuất viên nén là:

Cơ hội

Nhu cầu sử dụng viên nén gỗ trên thế giới đang tăng cao do các nước phát triển chuyển sang các loại nhiên liệu sinh khối thân thiện với môi trường. Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên liệu dồi dào, giá rẻ và chất lượng cao để sản xuất viên nén gỗ. 

Ngoài ra Việt Nam cũng có lợi thế về chi phí vận chuyển và thương mại do có vị trí địa lý thuận lợi và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do.

Đối với viên nén gỗ xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tận dụng các sàn TMĐT lớn như Amazon để cải thiện tình hình kinh doanh của mình. Amazon là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả giúp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nhanh chóng và hạn chế các rủi ro không đáng có.

Đọc thêm: Xuất khẩu hàng hóa: Đột phá với cơ hội kinh doanh toàn cầu

Thách thức

Vấn đề cạnh tranh nguồn nguyên liệu đầu vào giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đang ngày khắc nghiệt. Chất lượng sản phẩm viên nén gỗ chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. 

Ngoài ra thị trường viên nén gỗ xuất khẩu còn phải đối mặt với vấn đề thiếu chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ của Nhà nước. Thiếu sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những chiến lược phù hợp để khai thác tối đa cơ hội và vượt qua những khó khăn. Một số giải pháp có thể được đề xuất như:

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Các nhà nhập khẩu đang yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các chứng nhận như FSC-FM (Quản lý rừng bền vững), FSC-CoC (Chuỗi hành trình sản phẩm), FSC-CW (Gỗ có kiểm soát) để đảm bảo nguồn nguyên liệu của sản phẩm viên nén gỗ là hợp pháp và có trách nhiệm xã hội.

Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ: Các doanh nghiệp Việt Nam không nên phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường chính như Hàn Quốc và Nhật Bản, mà cần tìm kiếm các thị trường mới có tiềm năng như Anh, Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Pháp. 

Một yếu tố quan trọng khác đó là tăng cường quan hệ với các nhà nhập khẩu uy tín, tạo dựng niềm tin và thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Tận dụng các ưu đãi từ hiệp định thương mại tự do: Việt Nam đã ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, CPTPP. Các hiệp định này sẽ giúp giảm thiểu các rào cản thương mại, thuế quan và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các bên.

Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành. Hãy xây dựng một mạng lưới liên kết chặt chẽ, từ nguồn nguyên liệu đến sản xuất và xuất khẩu. Điều này sẽ giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin thị trường. 

Ngoài ra doanh nghiệp nên hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự, các hiệp hội gỗ và lâm sản để đại diện cho quyền lợi của ngành và góp ý kiến cho chính sách của Nhà nước.

Đọc thêm: Cập nhật: Ứng dụng thương mại điện tử trong xuất nhập khẩu 2023

6. Kết luận

Viên nén gỗ xuất khẩu là một ngành hàng có tiềm năng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về xu hướng, lợi ích, và thách thức của ngành hàng này trong năm 2023. AGlobal hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản và quảng cáo của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.



 

AGlobal