Tầm quan trọng của chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O trong thương mại quốc tế

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là một loại chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vì sao cần giấy chứng nhận C/O và quy trình đăng ký như thế nào? Cùng AGlobal tìm hiểu xem nhé!

1. Giới thiệu về chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O)

1.1. Khái niệm 

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là chứng từ phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, và là chứng từ quan trọng để xác định xuất xứ hàng hóa từ đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được hưởng chính sách ưu đãi thuế nếu mặt hàng đó nằm trong danh mục hàng hóa được ưu đãi theo thỏa thuận thương mại giữa 2 quốc gia xuất – nhập khẩu.

Đây là giấy chứng nhận được tiến hành cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó. 

Giấy chứng nhận xuất xứ C/O là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm  quyền  thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi  sản xuất hoặc  khai  thác  hàng hóa.

1.2. Đặc điểm 

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O có hai đặc điểm cơ bản sau đây: 

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc  tế và  đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi  hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi  xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận  tải. 

Xét theo thông lệ quốc tế, Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O được xác định theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một quy tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập  khẩu  chấp  nhận. Quy tắc xuất xứ áp dụng có thể là các quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác). 

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành  cho các ưu đãi đó. Để phản ánh chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được quy định về tên hay loại mẫu cụ thể.

Đọc thêm: AGlobal - "Cầu nối" đưa hàng Việt ra thị trường thế giới 

1.3. Nội dung

Với mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó nên trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông thường sẽ có đầy đủ những thông tin sau đây:

  • Loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa : hiện nay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hai loại trực tiếp và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng. 

  • Loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được cấp theo một biểu mẫu cụ thể và tương ứng đã có quy định riêng

  • Thông tin của các bên bao gồm tên người xuất khẩu, nhập khẩu, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu

  • Thông tin về phương tiện vận chuyển hàng hóa đó, nơi xếp hàng hóa, dỡ hàng hóa, vận tải đơn…..

  • Thông tin về loại hàng hóa vận chuyển bao gồm các thông tin như tên hàng hóa, loại mẫu bao bì hàng hóa, nhãn mác của loại hàng hóa, trọng lượng cụ thể của hàng hóa, số lượng hàng hóa vận chuyển, giá trị hàng hóa vận chuyển. 

  • Thông tin về xuất xứ hàng hóa bao gồm thông tin xác định nơi xuất xứ, địa điểm xuất xứ hàng hóa, quốc gia xuất xứ hàng hóa.

​2. Tại sao lại cần giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O 

Ưu đãi thuế quan 

Giấy chứng nhận C/O là tài liệu cực kỳ quan trọng giúp xác định xuất xứ hàng hoá và xác định được hàng hoá này có nhận được ưu đãi thuế hay không.

Xác định được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc.

Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá

Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả dụng hơn.

Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch

Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại  mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc: Bán hàng online cần đóng thuế không? 

3. Phân loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O 

Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O bao gồm các loại sau:

  • C/O Mẫu A cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập;

  • C/O dệt may cấp cho các sản phẩm dệt may của Việt nam xuất khẩu theo các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

  • C/O hàng dệt thủ công cấp cho các sản phẩm dệt thủ công của Việt Nam, xuất khẩu sang EU theo Nghị định thư D bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU

  • C/O cho hàng cà phê cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới;

  • Các loại C/O do nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam quy định hoặc được quy định trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

  • C/O Mẫu B cấp cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các trường hợp Người xuất khẩu không đề nghị cấp một trong các loại mẫu C/O nói trên.

Đọc thêm: Các mặt hàng Việt Nam được ưa chuộng trên sàn Amazon 

4. Quy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O tại Việt Nam 

Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang và nộp lại cho Bộ  phận C/O, VCCI cùng với 1  bản sao của Giấy phép Đăng ký  kinh  doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.

Bước 2: Sau khi nộp các  giấy tờ trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin  cấp C/O như sau:

  • Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.

  • Mẫu C/O (A, B, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B. 

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.

  • Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: Đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

Ảnh: Quy trình đăng ký Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

  • Packing List: 1 bản gốc của DN

  • Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”

  • Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): Nếu DN nhập các nguyên phụ liệu từ nước  ngoài; hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước.

  • Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

  • Bên cạnh đó, tùy từng mặt hàng và nước xuất  khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu .

  • Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. 

5. Kết luận 

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.

Không biết bài viết trên của AGlobal đã giải đáp các thắc mắc của các nhà bán hàng chưa nhỉ? 

Theo dõi AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.

AGlobal