Private Label là gì? Những điều bạn cần biết về Private Label
Khởi nghiệp là một công việc khó khăn, từ việc mở văn phòng và thuê nhân công đến thiết lập dây chuyền sản xuất để tạo ra sản phẩm cho thương hiệu của bạn. Nhưng nếu bạn có thể ký hợp đồng thực hiện bước cuối cùng này với một công ty đã có sẵn dây chuyền sản xuất thì sao? Thì đó chính là thời điểm mà Private label có thể giúp bạn. Vậy Private label là gì và ưu nhược điểm của nó ra sao. Trong bài viết này, AGlobal sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về Private Label
1. Private label là gì?
Private Label hay còn gọi là nhãn hiệu riêng là sản phẩm của nhà bán lẻ nhưng lại yêu cầu một bên khác sản xuất. Sản phẩm này dĩ nhiên sẽ được bán dưới thương hiệu riêng của nhà bán lẻ đó. Bên cạnh đó, nhà bán lẻ sẽ phải kiểm soát mọi thứ về một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm. Ví dụ như các thông số kỹ thuật của sản phẩm, cách đóng gói sản phẩm và những yếu tố khác liên quan đến sản phẩm.
Các sản phẩm Private label này sau đó được chuyển đến nhà bán lẻ để bán. Đối với người tiêu dùng, chúng là sản phẩm 'nhãn hiệu riêng' của công ty. Chẳng hạn, một người bán phần mềm cộng tác với một bên khác để có thể tung ra một dòng phần mềm về cuộc gọi hội nghị có nhãn hiệu riêng. Những sản phẩm đó sẽ được sản xuất bởi một công ty khác. Tuy nhiên, chúng sẽ được bán dưới tên thương hiệu ban đầu của doanh nghiệp.
2. Danh mục sản phẩm của Private Label
Hầu hết các danh mục sản phẩm tiêu dùng bao gồm cả dòng thương hiệu và nhãn hiệu riêng. Sau đây là một số ví dụ về các lĩnh vực mà việc ghi Private Label phổ biến nhất:
-
Làm tóc & Chăm sóc Cá nhân – Các tiệm làm móng, tiệm làm tóc và các cơ sở khác có thể bán sơn móng tay, dầu gội, v.v. nhãn hiệu riêng.
-
Thực phẩm & Đồ uống – Các loại gia vị, nước sốt có thương hiệu riêng của cửa hàng tạp hóa, v.v.
-
Quần áo – Các cửa hàng quần áo trên phố thường bán các dòng sản phẩm của riêng họ bên cạnh các sản phẩm thay thế có thương hiệu.
-
Thức ăn & phụ kiện cho thú cưng – Cửa hàng thú cưng bán thức ăn, đồ chơi, v.v. với thương hiệu riêng.
3. Ưu điểm của Private Label
Có thể nói là Private Label rất phổ biến ở các thị trường ngách. Tuy nhiên tại sao nó lại phổ biến đến vậy. Dưới đây sẽ là 3 ưu điểm mà phương pháp này đem lại cho các nhà bán lẻ dù lớn hay nhỏ.
3.1. Khả năng thích ứng
Bởi lẽ một số nhà bán lẻ phụ thuộc vào nhà cung cấp cho tất cả các sản phẩm của họ. Như vậy, họ dựa vào chúng để phản ứng với nhu cầu thị trường. Nếu người tiêu dùng bắt đầu mong muốn các dòng sản phẩm mới hoặc tính năng mới, thì chính các nhà cung cấp phải điều chỉnh các dịch vụ của họ. Nó có thể làm chậm quá trình tung ra sản phẩm đúng với thời điểm khách hàng mong muốn.
Trái lại với đó, khi một nhà bán lẻ sản xuất các sản phẩm có nhãn hiệu riêng, họ có thể linh hoạt hơn. Họ có thể phản ứng nhanh hơn nếu nhận thấy sự thay đổi trong hành vi của khách hàng. Có khi chỉ với một cuộc gọi, họ có thể yêu cầu nhà sản xuất điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp.
3.2. Kiểm soát về sản xuất
Không chỉ khi yêu cầu thích ứng nhanh chóng thì các nhà bán lẻ mới có lợi thế lớn. Một ưu điểm khác của sử dụng Private Label là nó cho phép kiểm soát nhiều hơn đối với sản xuất.
Nhà bán lẻ hướng dẫn nhà sản xuất về tất cả các khía cạnh của một sản phẩm nhãn hiệu riêng. Họ có thể xác định thành phần hoặc dưỡng chất có trong sản phẩm. Do đó, họ có thể nhấn mạnh vào các thông số kỹ thuật chính xác, cho đến những thứ cơ bản như màu sắc hoặc hình dạng của sản phẩm.
3.3. Kiểm soát về giá cả
Với việc sử dụng Private Label, các nhà bán lẻ phụ trách toàn bộ chuỗi cung ứng. Họ thiết lập và kiểm soát chi phí sản xuất để đảm bảo giá cả có lợi nhất cho cả mình và cả khách hàng. Các sản phẩm được sản xuất theo cách đảm bảo lợi nhuận cuối cùng cao nhất.
4. Nhược điểm của Private Label
Trong kinh doanh không có một mô hình kinh doanh nào mà chỉ có một mặt lợi. Nó cũng tương tự với Private Label. Mặc dù với rất nhiều ưu điểm mà chúng tôi đã kể trên nhưng mô hình này cũng có một nhược điểm tiềm ẩn đáng kể đến.
Đó chính là việc nhà bán lẻ có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Về mặt lý thuyết, đưa thương hiệu của bạn lên sản phẩm là một ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng lòng trung thành với thương hiệu có thể là một cuộc đấu tranh. Xét cho cùng, các dòng nhãn hiệu riêng của bạn thường cạnh tranh với các tên tuổi đã có tên tuổi trong một thị trường ngách.
Thực tế, những thương hiệu lâu đời đó nắm giữ một số lợi thế đáng kể so với các dòng nhãn hiệu riêng của bạn. Đó là bởi vì sản phẩm của họ có mặt ở nhiều cửa hàng hơn. Các sản phẩm nhãn hiệu riêng của bạn sẽ chỉ có trên kệ của bạn. Hơn thế nữa, các thương hiệu quốc gia hoặc đa quốc gia cũng có ngân sách lớn hơn nhiều để sử dụng cho việc quảng bá sản phẩm của họ.
5. Mẹo giúp bắt đầu Private Label dễ dàng hơn
Sau khi đã hiểu được Private Label là gì và ưu nhược điểm của nó. Sau đây là một số mẹo giúp bạn bắt đầu kinh doanh sản phẩm Private Label dễ dàng hơn:
-
Thực hiện nghiên cứu chuyên sâu để hiểu cách hoạt động của ghi nhãn riêng
-
Xác định loại sản phẩm bạn muốn tiếp thị
-
Xác định thị trường mục tiêu của bạn là ai
-
Tìm hiểu điều gì làm cho sản phẩm của bạn nổi bật so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
-
Nghiên cứu về các công ty cung cấp dịch vụ dán nhãn riêng
-
Sau khi đã chọn được nhà sản xuất, đừng quên yêu cầu mẫu sản phẩm để bạn có thể kiểm tra chất lượng của họ
Kết luận
Qua bài viết trên, AGlobal hy vọng có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi Private Label là gì và những điều bạn cần biết về Private Label. Tóm lại, Private Label là một sự lựa chọn dành cho cả nhà bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến với những ưu điểm to lớn mà nó đem lại. Tuy nhiên, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng lòng trung thành với thương hiệu của mình.
AGlobal là đơn vị cung cấp dịch vụ về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất, mà cụ thể là dịch vụ thực thi bán hàng trên Amazon. Doanh nghiệp của bạn có nhu cầu tiếp cận và phát triển trên sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon? Hãy đăng ký tại đây để nhận được sự hỗ trợ 1 - 1 hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia của AGlobal nhé. AGlobal với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp từ A đến Z, đảm bảo sự thuận lợi khi bán hàng trên Amazon.