Sponsored Products và những điều bạn cần biết

Là một trong những loại quảng cáo phổ biến được cung cấp bởi Amazon, Sponsored Products là phương thức quảng cáo hiệu quả nhất để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng tiềm năng. Trong bài viết này, hãy cùng AGlobal tìm hiểu sâu hơn Sponsored Products chính xác là gì, cách thức hoạt động và cách thiết lập một chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm bạn.

1. Sponsored Products là gì?

Sponsored Products là một phương thức quảng cáo tính phí cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) của Amazon. Phương thức quảng cáo này tăng khả năng hiển thị danh sách sản phẩm của bạn trong kết quả tìm kiếm trên Amazon, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Với Sponsored Products, bạn không cần phải đăng ký thương hiệu để sử dụng quảng cáo như Sponsored Brands, Sponsored Brands Video hay Sponsored Display. Điều này khiến số lượng người bán bên thứ ba sử dụng Sponsored Products lên đến 74%.

2. Cách thức hoạt động

Như đã đề cập ở trên, Sponsored Products là định dạng quảng cáo PPC, là bạn sẽ đấu thầu với những người bán khác để tiếp cận tới khách hàng tiềm năng. Bạn quyết định số tiền bạn muốn chi tiêu cho mỗi lần nhấp vào mỗi mục tiêu cụ thể, vì vậy bạn có nhiều quyền kiểm soát ngân sách quảng cáo hàng ngày của mình. 

Đây là cách các Sponsored Products hoạt động: 

Bước 1: Bạn cần quyết định mức đầu tư để phân bổ

Bước 2: Lựa chọn sản phẩm để quảng bá, thiết lập thành chiến dịch

Bước 3: Hiển thị quảng cáo 

Bước 4: Thực hiện tối ưu hóa cấp SKU và cấp vị trí trong thời gian thực

Sponsored Products gần giống với kết quả danh sách không phải trả tiền và thực sự khó bỏ lỡ trên Amazon vì chúng xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm, ở bên phải, được trộn lẫn giữa các danh sách không phải trả tiền ở cuối trang và thậm chí trên các trang chi tiết sản phẩm của đối thủ cạnh tranh của bạn.

Nếu bạn trả giá đủ cao, bạn sẽ nhận được một vị trí hàng đầu trong kết quả tìm kiếm - vị trí này cho bạn cơ hội tốt nhất để tiếp cận nhiều khách hàng nhất. Giá thầu quá thấp và quảng cáo của bạn có thể không xuất hiện ở bất cứ đâu. Khi khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn, bạn sẽ bị tính phí giá thầu từ khóa của bạn, cho dù khách hàng có mua sản phẩm của bạn hay không.

3. Sponsored Products có thật sự hữu ích?

Mặc dù ngày càng có nhiều người bán phân nhánh sang các hình thức quảng cáo khác của Amazon PPC, nhưng Sponsored Products vẫn chiếm 76% tổng chi tiêu quảng cáo trên Amazon giữa những người bán.

Khi sử dụng Sponsored Products, việc bổ sung thêm từ 3 gạch đầu dòng trở lên vào trang sản phẩm có thể góp phần cải thiện khả năng hiển thị thêm 55 lần.

Kết hợp Sponsored Products và nội dung A+ (công cụ cho phép bạn mô tả sản phẩm trên trang Amazon theo cách nâng cao hơn: thêm hình ảnh, video, bảng so sánh,...) vào trang chi tiết có thể giúp tăng doanh số theo đơn vị (Unit Sales) lên đến 93 lần.

Với kinh nghiệm về chạy quảng cáo từ Facebook, Google, cùng với sự am hiểu chạy quảng cáo trên Amazon, AGlobal sẽ giúp quý công ty chạy chiến dịch quảng cáo phù hợp và hiệu quả, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

4. Cách thiết lập một chiến dịch Sponsored Products

Bước 1: Chuẩn bị chiến dịch

Chọn sản phẩm mà bạn muốn quảng cáo. Việc lựa chọn sản phẩm phụ thuộc vào chiến lược tiếp thị cho danh mục sản phẩm của bạn, cả về tổng thể và ở cấp độ từng SKU. 

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chọn quảng cáo một phần trong danh mục sản phẩm của bạn, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội đối với những sản phẩm khác do những quyết định dựa chủ yếu vào cảm tính của bạn. Những sản phẩm bạn không quảng cáo đó hoàn toàn có thể đang được đối thủ của bạn tận dụng triệt để.

Chia nhỏ các sản phẩm của bạn theo danh mục và thuộc tính cụ thể, thiết lập các mục tiêu kinh doanh cho từng danh mục để thúc đẩy lưu lượng truy cập có liên quan nhất đến các liệt kê sản phẩm của bạn. 

Bước 2: Điều hướng đến Trình quản lý chiến dịch trong Trung tâm người bán của Amazon

Đảm bảo bạn đang ở tab Sponsored Products Amazon, không phải tab Headline Search Ads.

Bước 3 : Thiết lập một chiến dịch

3.1. Tên chiến dịch

Hãy đặt tên càng cụ thể càng tốt. Hãy nhớ rằng bạn có nhiều chiến dịch đang chạy cùng lúc và việc đặt tên cho chúng đúng cách sẽ giúp bạn định vị và tối ưu hóa từng chiến dịch một cách dễ dàng. 

3.2. Thời lượng chiến dịch

Nhập ngày bạn muốn chiến dịch bắt đầu và để trống ngày kết thúc. Bạn muốn chiến dịch chạy liên tục để thuật toán của Amazon tối ưu hóa nó tốt hơn. Bạn có thể kết thúc chiến dịch bất cứ lúc nào nếu chiến dịch không hoạt động như kế hoạch.

3.3. Ngân sách hằng ngày

Hãy nhớ ngân sách ACoS mục tiêu của mình.

3.4. Chọn loại chiến dịch

Có hai loại chiến dịch quảng cáo Sponsored Products: tự động và thủ công.

Chiến dịch tự động là hình thức được đa số mọi người áp dụng vì chúng không yêu cầu bạn phải quan tâm và chăm chút nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều người sử dụng chiến dịch này và rơi vào tình trạng “set it and forget it - thiết lập nó và bỏ quên nó”.

Chiến dịch sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu tiêu đề và mô tả sản phẩm được tối ưu hóa. Một tính năng có giá trị cụ thể của các chiến dịch tự động đó là sản phẩm của bạn đủ điều kiện để xuất hiện trên trang chi tiết của đối thủ cạnh tranh.

Chiến dịch thủ công cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn đối với từ khóa và giá thầu. Bạn có quyền thêm từ khóa mới, chọn lựa từ khóa cho từng loại sản phẩm, và điều chỉnh mức giá thầu tương ứng. Tuy nhiên, các chiến dịch thủ công khiến bạn tốn kém hơn trong việc quản lý và duy trì chúng đúng cách.

Bước 4: Chọn chiến lược giá đặt thầu    

Giá thầu động – chỉ giảm: Amazon giảm giá thầu trong thời gian thực khi bạn ít có khả năng bán hàng hơn. Điều này ngăn quảng cáo của bạn hiển thị trên các tìm kiếm sản phẩm không liên quan.

Giá thầu động – lên và xuống: Ngoài việc giảm giá thầu của bạn dưới dạng giá thầu 'chỉ giảm', nếu sản phẩm quảng cáo tự động của bạn có nhiều khả năng chuyển đổi hơn, Amazon sẽ tăng giá thầu của bạn thêm 10%.

Giá thầu cố định: Bạn đặt giá thầu và Amazon không thay đổi giá thầu đó – trừ khi bạn điều chỉnh giá thầu.

Bước 5: Tạo một nhóm quảng cáo

Sau đó, chọn nhóm sản phẩm bạn muốn quảng cáo.

Chọn loại mục tiêu: sản phẩm hoặc từ khóa. Khi mới bắt đầu, AGlobal khuyên bạn nên nhắm mục tiêu từ khóa.

Trong phần nhắm mục tiêu theo từ khóa, Amazon sẽ hiển thị danh sách các từ khóa được đề xuất để nhắm mục tiêu, cũng như tùy chọn để chọn loại đối sánh. Trong trường hợp này, AGlobal sẽ chỉ thêm loại đối sánh rộng.

Bên cạnh tab đề xuất, bạn có thể nhập từ khóa của riêng mình từ nghiên cứu từ khóa.

Sau khi bạn thêm từ khóa của mình, Amazon sẽ hiển thị số tiền giá thầu được đề xuất cho mỗi từ khóa.

Các giá thầu này có thể hơi thận trọng, vì vậy, bạn nên tăng giá thầu của mình lên 25% so với giá thầu được đề xuất để nhận được nhiều hiển thị nhất có thể - nếu giá thầu đó nằm trong ngân sách của bạn.

Tiếp theo, bạn sẽ có tùy chọn thêm từ khóa phủ định. Từ khóa phủ định là những từ khóa mà bạn không muốn quảng cáo của mình xuất hiện vì chúng không chuyển đổi hoặc chúng không có liên quan. 

Bước 6: Khởi chạy chiến dịch

Bước cuối cùng là nhấp vào "Khởi chạy chiến dịch" và bạn đã sẵn sàng để bắt đầu!

5. Kết luận

Đến đây ta có thể giải đáp Sponsored Products là gì? Sponsored Products là một phương thức quảng cáo tính phí cho mỗi lần nhấp chuột giúp tăng khả năng hiển thị danh sách sản phẩm của bạn trong kết quả tìm kiếm trên Amazon.

Mong rằng qua bài viết này, AGlobal đã giúp bạn biết thêm nhiều điều về Sponsored Products để có thể vận dụng vào việc quản lý và điều chỉnh chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm sao cho phù hợp, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Theo dõi blog AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.

Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007 để nhận được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản và quảng cáo của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 100+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.

AGlobal