Kinh doanh dropshipping Amazon có dễ dàng không?

Bán hàng trên Amazon - sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới có thể vô cùng phức tạp đối với nhiều nhà bán hàng mới gia nhập thị trường này. Hôm nay, AGlobal chỉ cho bạn một hình thức bán hàng kinh doanh khác trên Amazon giúp bạn làm quen dần với nền tảng này, đó là dropshipping.

1. Dropshipping amazon là gì ?

Đây là một hình thức hoàn toàn với hoạt động bán hàng trên các sàn TMĐT. Dropshipping là quá trình bán sản phẩm mà không có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa. Người bán sẽ thay mặt nhà sản xuất nhận các đơn hàng trên sàn và chuyển giao các đơn đặt hàng đến với nhà cung cấp, sản xuất của bạn. Tại đây, nhà sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm, duy trì hàng tồn kho và vận chuyển hàng hóa cho khách hàng.

Dropshopping Amazon

Dropshipping Amazon lại có sự khác biệt nhỏ so với hình thức dropshipping thông thường. Hình thức dropshipping trên Amazon đều theo 3 bước sau đây:

  • Khách hàng của Amazon (ở phía bên trái của biểu đồ) mua sản phẩm đã liệt kê trên Amazon.
  • Giao dịch được hoàn tất và nhà bán nhận được tiền. Người bán sẽ mua sản phẩm trực tiếp từ nhà cung cấp (ở phía bên phải của sơ đồ). Sau đó người bán cung cấp cho họ thông tin của khách hàng.
  • Nhà cung cấp sẽ nhận thông tin từ người bán và gửi sản phẩm cho khách hàng.

2. Quy định về dropshipping trên Amazon

Amazon là một bộ quy định nghiêm ngặt đối với người bán khi kinh doanh trên sàn TMĐT này. Trong trường hợp vi phạm, người bán sẽ có nguy cơ bị đình chỉ hoặc khóa tài khoản. 

Một số điều cần tuân thủ khi dropship trên Amazon:

  • Chịu trách nhiệm chấp nhận và xử lý việc khách hàng trả lại sản phẩm của bạn
  • Tuân thủ các điều khoản khác trong thỏa thuận người bán và các chính sách hiện hành của Amazon
  • Xác minh bản thân là người bán các sản phẩm trên tất cả các phiếu đóng gói và các thông tin khác được bao gồm hoặc cung cấp liên quan đến sản phẩm.

Một số điều cần tránh khi bán hàng trên Amazon:

  • Mua sản phẩm từ một nhà bán lẻ trực tuyến khác và nhờ nhà bán lẻ đó giao hàng trực tiếp cho khách hàng.
  • Các đơn đặt hàng vận chuyển có phiếu đóng gói, hóa đơn hoặc thông tin khác cho biết tên người bán hoặc thông tin liên hệ không phải của bạn.

Tham khảo thêm về chính sách dropshipping của Amazon tại đây.

3. Ưu và nhược điểm của Dropshipping Amazon

Bất cứ hình thức kinh doanh nào đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhà bán hàng nên nghiên cứu và cân nhắc kỹ trước khi quyết định tham gia vào thị trường.  

3.1. Ưu điểm

Số lượng khách hàng lớn: Amazon có một lượng lớn người mua tiềm năng và nó có thị phần lớn nhất trong số tất cả các thị trường thương mại điện tử trên khắp thế giới.

Dễ dàng thiết lập: Dropshipping không cần phải chuẩn bị các khâu như chuẩn bị hàng hoặc giao hàng nên dễ dàng chuẩn bị hơn so với các hình thức kinh doanh khác trên Amazon.

Ít hoặc không có chi phí: Dropshipping không tốn nhiều chi phí như: kho lưu trữ, đóng gói… nên chi phí bán hàng luôn ở mức tối thiểu.

Rủi ro thấp: Có thể thử nghiệm với các sản phẩm khác nhau mà không phải vi phạm chính sách. Đồng thời Amazon có danh mục sản phẩm đa dạng tạo điều kiện cho nhà bán hàng.

Tự do hơn: Không bị ràng buộc với một vị trí cụ thể. Miễn là có thể làm việc hoặc liên kết với một nhà cung cấp đáp ứng các đơn đặt hàng.

3.2. Nhược điểm

Mức độ cạnh tranh cao: Bởi vì dễ dàng thiết lập nên ai cũng có thể tham gia vào thị trường, tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh.

Không kiểm soát thông số kỹ thuật sản phẩm: Bởi vì người bán không kiểm soát chất lượng sản phẩm nên khách hàng có thể dễ dàng nhận được sản phẩm có chất lượng kém và làm tổn hại đến uy tín.

Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Việc người bán không kiểm soát sản phẩm và quá trình giao hàng ảnh hưởng nhiều đến công việc bán hàng trên Amazon khi chỉ 1 sai sót nhỏ có thể nhận được đánh giá kém từ khách hàng hoặc vi phạm chính sách Amazon.

Không bền vững: TMĐT ngày càng phổ biến khiến cho nhiều nhà sản xuất bắt đầu bán sản phẩm trên các sàn TMĐT, ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác của nhà bán hàng dropshipping.

Lợi nhuận ít: Hầu hết số tiền sẽ được chuyển cho nhà sản xuất, người bán chỉ có thể doanh thu do chênh lệch về giá cũng như giá cả có thể thay đổi tùy theo thị trường. 

4. Lưu ý trước khi làm dropshipping Amazon.

Sau đây là một số lưu ý đối với nhà bán hàng trước khi kinh doanh dropshipping amazon. 
Đăng ký tài khoản người bán trên Amazon: Trước khi bắt đầu kinh doanh trên Amazon, bắt buộc nhà bán hàng phải đăng ký tài khoản bán hàng đối với sàn thương mại điện tử này. Tìm hiểu cách lập tài khoản bán hàng Amazon tại đây.

Nghiên cứu sản phẩm: Amazon có đa dạng danh mục sản phẩm có thể lựa chọn. Lời khuyên của AGlobal danh cho những nhà bán hàng kinh doanh hình thức dropshipping trên Amazon là nên lựa chọn các sản phẩm có nhu cầu quanh năm hoặc ít được biết đến nhưng hữu ích, dễ dàng tiếp cận trên các phương tiện truyền thông. 

Tìm kiếm nhà sản xuất/cung cấp: Nhà bán hàng nên tìm kiếm nhà cung cấp sau khi quyết định danh mục sản phẩm Có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau như Google, mạng xã hội, các hội nhóm…, đặc biệt nhà bán hàng nên đến tận nơi hoặc đặt mua trước để kiểm tra chất lượng sản phẩm và quá trình giao hàng của họ nhắm tránh các sự cố ngoài ý muốn. Ngoài ra, người bán nên tạo hợp đồng với nhà sản xuất trong trường hợp  Amazon yêu cầu hợp đồng giữa hai bên.

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, AGlobal sẽ là sự trợ giúp đắc lực đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon và đưa sản phẩm “made in Viet Nam” vươn tầm thế giới.

Nhận ngay tư vấn miễn phí 1 - 1 từ AGlobal tại đây hoặc liên hệ 0888.608.007 để được hỗ trợ.

 

AGlobal