Thực tế bán hàng trên Amazon: Có dễ dàng như mọi người nghĩ?

Kinh doanh trên Amazon rất hấp dẫn với nhiều người trong thời gian gần đây khi chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường này. Nếu bạn đang hướng tới bán hàng trên Amazon, AGlobal sẽ chia sẻ những thức tế mà nhà bán hàng phải đối mặt khi bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới. 

Đôi nét về Amazon

Amazon là trang web thương mại điện tử hàng đầu thế giới, lưu lượng truy cập hàng ngày có thể lên đến hàng triệu lượt. Đồng thời, Amazon còn hoạt động tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Anh, Nhật Bản, Ấn Độ…. đem đến sự đa dạng về hàng hóa cũng như tệp khách hàng. Việc hoạt động tại 18 thị trường lớn và hơn 185 quốc gia, cho thấy tiềm năng phát triển to lớn trên sàn Amazon.

Độ cạnh tranh cao

Việc Amazon có thị trường hoạt động lớn ở nhiều nơi, tạo cơ hội cho hàng ngàn người bán tham gia vào thị trường, tăng độ đa dạng của sản phẩm trên sàn. Đi kém với đó là sự cạnh tranh cao giữa những nhà bán hàng khi Amazon ngày càng mở rộng, càng có nhiều người ra nhập thị trường này. Để phát triển tốt trên thị trường này, nhà bán hàng cần phải có sản phẩm độc đáo, thu hút người tiêu dùng và giảm nguy cơ bị sao chép từ các nhà bán hàng khác. 

Nguy cơ sao chép đến từ Amazon

Bên cạnh là trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới, Amazon cũng phát triển một số dòng sản phẩm do chính công ty tự sản xuất như: các thiết bị công nghệ cho đến đồ gia dụng có thể được Amazon sao chép và bán với giá rẻ hơn. Hiện nay, Amazon sở hữu hàng ngàn thương hiệu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, điểm chung là đều được bán với giá rất rẻ, có khi chỉ bằng 2/3 so với sản phẩm gốc và được quảng cáo ở những vị trí thu hút khách hàng. Vậy nên nhà bán hàng không chỉ coi Amazon là bên cung cấp nền tảng thương mại điện tử mà còn là đối thủ cạnh tranh với chính doanh nghiệp và sản phẩm của mình. 

Tham khảo thêm một số trường hợp sao chép tại đây.

Chuẩn bị chi phí đầy đủ khi bán hàng trên Amazon

Giống với bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada… người bán chỉ phải trả một phần nhỏ chi phí duy trì, phí vận chuyển hay quảng cáo. Thực tế bán hàng trên Amazon, doanh nghiệp phải trả chi phí cố định và cao hơn khi đây là trang thương mại điện tử đa quốc gia, phạm vị cũng rộng hơn nhiều so với các sàn TMĐT trong nước. Một số chi phí phát sinh mà nhà bán hàng có thể phải chi trả nếu tham gia vào thị trường tiềm năng này, có thể kể đến: 

Thực tế bán hàng trên Amazon

  • Chi phí tài khoản: Amazon có 2 loại tài khoản bán hàng cơ bản và chuyên nghiệp. Tài khoản cơ bản không mất phí duy trì nhưng mỗi sản phẩm bán ra, Amazon sẽ thu 0.99USD/sản phẩm. Còn tài khoản bán hàng chuyên nghiệp, phí duy trì là 39.99USD/tháng.
  • Chi phí quảng cáo: Tùy theo nhu cầu người bán.
  • Chi phí vận chuyển: Nhà bán hàng trả cho đơn vị Logistics để vận chuyển đến kho Amazon ở thị trường kinh doanh.
  • Chi phí FBA: Bao gồm các khoản phí lưu kho, đóng gói hàng hóa, chăm sóc và vận chuyển nhanh đến tay khách hàng do Amazon cung cấp.
  • Chi phí khác: các khoản phí phát sinh như giấy tờ, thủ tục,... trong quá trình bán hàng trên Amazon.

Khả năng bị đình chỉ tài khoản bán hàng

Thực tế bán hàng trên Amazon, nhà bán hàng luôn có nguy cơ bị đình chỉ tài khoản bán hàng nếu có báo cáo về sản phẩm không đúng chất lượng hay sai sự thật. Doanh nghiệp luôn có thể kháng cáo nhưng nhìn chung các tài khoản bán hàng luôn rất dễ bị đình chỉ. Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp, đối thủ của người bán cạnh tranh “xấu” khi báo cáo sai sự thật về chất lượng của sản phẩm nhằm loại bỏ đối thủ. Trường hợp này cũng áp dụng với các đánh giá của khách hàng. 

Tuân thủ các điều khoản bán hàng của Amazon

Amazon rất chú trọng về chất lượng sản phẩm trên trang web của mình nên đã đề ra nhiều quy định cũng như quy tắc về sản phẩm, trang bán hàng hay trả lời khách hàng… đều được quy định rõ hết. Vì vậy, doanh nghiệp nhiều khi không rõ lý do bị “khóa” tài khoản hoặc không đưa sản phẩm bán lên sàn được. Dưới đây là một số sai lầm người bán thường mặc phải khi bán hàng trên Amazon:

  • Về listing sản phẩm: ảnh sai kích cỡ, mô tả sản phẩm sai, tiêu đề chừa từ khóa cấm, ký hiệu đặc biệt, viết hoa toàn bộ….
  • Về chăm sóc khách hàng: Hỏi thông tin cá nhân, liên hệ với khách hàng qua bên thứ 3, đe dọa hoặc hối lộ bằng vouchers/sản phẩm để nhận được đánh giá tốt…
  • Về sản phẩm: không đúng chất lượng hoặc mô tả sản phẩm

Tổng kết


Nhìn chung, Amazon vẫn là một thị trường tiềm năng khi ngày càng mở rộng cũng như thu hút thêm nhiều tệp khách hàng từ nhiều nơi, tạo cơ hội phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp ở thị trường quốc tế. Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam không bỡ ngỡ khi bắt đầu kinh doanh trên sàn Amazon cũng như tránh vi phạm các điều khoản của Amazon, AGlobal được thành lập nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và kinh doanh trên thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn.

Liên hệ hotline 0888 608 007 hoặc truy cập tại đây để nhận tư vấn miễn phí từ những chuyên gia của AGlobal.

 

AGlobal