Giải đáp thắc mắc về thuế xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ
Mỹ vẫn đang là thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Vậy thuế xuất khẩu mặt hàng may mặc sang Mỹ được tính như thế nào? Cùng AGlobal tìm hiểu và giải đáp nhé!
1. Giới thiệu về thuế xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ
Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc vào Mỹ lớn số một thế giới. Và bên cạnh đó, với kim ngạch xuất khẩu lớn như vậy điều các doanh nghiệp cần quan tầm là vấn đề về thuế xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ.
Thuế là một vấn đề pháp lý quan trọng trong cuộc sống hàng ngày được nhiều người quan tâm. Trong đó, thuế xuất khẩu là vấn đề ngày càng trở nên cần thiết tìm hiểu khi Việt Nam tham gia nhiều các hiệp định thương mại tự do lớn.
Thuế xuất khẩu được hiểu là loại thuế được áp dụng đối với những hàng hoá được phép xuất khẩu qua biên giới Việt Nam.
Đây là loại thuế gián thu được Nhà nước sử dụng đối với những mặt hàng cần hạn chế xuất khẩu. Cụ thể là giảm hoạt động xuất khẩu đối với những mặt hàng hiếm có khả năng bị cạn kiệt hoặc các mặt hàng có tầm quan trọng đối với sự an toàn lương thực, an ninh quốc gia.
2. Quy định về thuế xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ
Khu vực Bắc Mỹ (với Mỹ là đối tác nhập khẩu chính) là thị trường quan trọng hàng đầu của xuất nhập khẩu may mặc tại Việt Nam.
Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tai Bruxen. Mức thuế quan của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm.
Mức thuế tối huệ quốc (MFN)
MFN hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như Việt Nam.
Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%. Hàng dệt may thường chịu mức thuế cao hơn. Mức thuế MFN theo giá trị nói chung bình quân khoảng 4%.
Sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê (Caribbean Basin Initiative - CBI)
Điểm mấu chốt của CBI là cho phép Tổng thống quyền đơn phương dành ưu đãi thương mại cho hàng xuất khẩu từ các nước và lãnh thổ nằm trong khu vực Lòng chảo Caribê vào Mỹ để hỗ trợ cho các nước và vùng lãnh thổ này phục hồi và phát triển kinh tế.
Hiện nay, có 24 nước và vùng lãnh thổ được hưởng lợi của CBI. Hầu hết các sản phẩm có xuất xứ từ những nước và vùng lãnh thổ này được nhập khẩu vào Hoa kỳ không bị hạn chế về số lượng và được miễn thuế.
CBI III đã bổ xung một số loại hàng dệt may vào danh mục hưởng lợi (không bị hạn chế số lượng và được miễn thuế), số còn lại vẫn chịu sự điều tiết của các hiệp định dệt may song phương.
3. Các loại thuế xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu.
Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan.
Theo đó,
Thuế VAT: 0 % (Theo quy định hiện hành, thuế VAT của hàng hóa xuất khẩu là 0%)
Thuế xuất khẩu: Mặt hàng hàng may mặc không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.
Do đó, khi xuất khẩu mặt hàng hàng may mặc người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu.
4. Các câu hỏi thường gặp về thuế xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ
A. Xuất khẩu hàng từ Việt Nam qua Mỹ không cần đóng thuế, có phải đóng thuế để được nhập khẩu vào Mỹ không?
Tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đều phải thông qua Tổng cục Hải quan của Mỹ, qua một Số bộ phận của Bộ Tài chính và có thể phải chịu thuế quan.
Sự thanh toán các khoản thuế liên quan đến một loạt các bước : sự tiếp nhận, phân loại, đánh giá, định mức thuế, thanh tra và thanh toán.
Riêng ngành dệt may, với mức cam kết như đã đạt được với Mỹ (giảm 63,5% số thuế phải nộp ngay khi Hiệp định có hiệu lực và tiếp tục giảm thêm theo lộ trình xuống 0%), kim ngạch có thể tăng đáng kể.
Ví dụ thuế nhập khẩu của Mỹ đối với áo sơ-mi nhập từ các nước không có hiệp định thương mại trung bình là 18%. Khi Việt Nam có hiệp định thương mại với Mỹ, mức thuế nhập khẩu sẽ về 0%. Như vậy, áo sơ-mi của Việt Nam sẽ rẻ hơn áo sơ-mi của các nước cạnh tranh khác khoảng 18%.
B. Cần lưu ý gì trong thủ tục xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ không?
Thủ tục xuất nhập khẩu hàng may mặc tuy không quá phức tạp, nhưng do sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tránh làm gián đoạn quy trình.
Khi xuất khẩu hàng may mặc không có chính sách gì đặc biệt. Như vậy, khi xuất khẩu thì nhà nhập khẩu chỉ cần chuẩn bị bộ hồ sơ khai báo hải quan thông thường.
Hồ sơ hải quan xuất khẩu hàng may mặc thông thường bao gồm:
-
Đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần) – Bản sao của doanh nghiệp
-
Hóa đơn thương mại – Bản chính
-
Giấy giới thiệu – Bản chính
-
Với hàng nguyên cont, cần thêm: Biên bản bàn giao container – Bản chính
-
Với một số chi cục: Thêm Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại – Bản sao của doanh nghiệp
-
Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính
Đối với trường hợp thuộc danh mục sản phẩm quân phục sản xuất, gia công cho các lực lượng vũ trang nước ngoài thì sẽ cần giấy phép.
5. Kết luận
Như vậy, AGlobal đã giải đáp cho bạn một số thắc mắc về thuế xuất khẩu hàng may mặc khi sang Mỹ. Theo đó, hàng may mặc không nằm trong danh sách mặt hàng phải đóng thuế khi xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ mà chỉ cần đóng thuế nhập khẩu vào Mỹ.
Để tận dụng được cơ hội giảm thuế khi vào Mỹ, Việt Nam cần có giải pháp mạnh hơn trong việc phát triển sản xuất nguyên phụ liệu để tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm xuất khẩu. Đây được coi là vấn đề mấu chốt.
Theo dõi blog AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.
AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.