5 bước đơn giản để bắt đầu bán hàng online hiệu quả

Ngày nay, bán hàng online là phương thức phổ biến hơn bao giờ hết. Có vô số cách để người bán hàng có thể rao bán sản phẩm của mình trên thị trường online. Ví dụ như bạn có thể bán hàng online thông qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki hay thậm chí là bán hàng xuyên biên giới trên sàn Amazon. Những nền tảng này giúp người bán có thể dễ dàng tạo lập cửa hàng trực tuyến một cách nhanh chóng với các công cụ tích hợp sẵn, giúp dễ dàng thanh toán, quản lý hàng tồn kho và giao dịch vận chuyển hàng với người mua.

Để có thể thành công trong hoạt động bán hàng online, người bán hàng cần sự đam mê, các kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng marketing cơ bản cần thiết. Tin vui là ngày nay có vô số các công cụ giúp bạn quản lý cửa hàng online của mình. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra rõ những điều nhà bán hàng cần biết khi tiếp cận hoạt động bán hàng online.

 

1. Bán hàng online là gì?

Bán hàng online có thể hiểu đơn giản là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa thông qua Internet. Nhờ có sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngày nay hoạt động bán hàng online không còn xa lạ đối với hầu hết người tiêu dùng trên thế giới.

Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh được kết nối Internet, người dùng đã có thể kết nối với hàng trăm gian hàng có mặt trên khắp mọi nơi, ở bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó, bán hàng online còn giúp người bán hàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tăng mức độ phủ sóng sản phẩm của mình trên nhiều phạm vi. 
Không chỉ có giới trẻ mà ngay cả những thế hệ trung niên cũng đã quen thuộc với hình thức bán hàng này. Vậy bán hàng online có khó không và cách để bắt đầu bán hàng online là gì? Hãy cùng AGlobal tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

2. Làm thế nào để bắt đầu bán hàng online?

2.1.  Đặt tên cho doanh nghiệp và xác định tên miền 

Đặt tên cho cửa hàng và xác định địa chỉ miền là một trong những yếu tố quan trọng đối với nhà bán hàng khi muốn bắt đầu hoạt động bán hàng online. Điều này sẽ giúp những khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng tìm kiếm cửa hàng của bạn trong vô vàn các lựa chọn trên Internet. Tuy nhiên, cần lựa chọn một cái tên dễ viết và dễ nhớ, tránh tình trạng khách hàng viết sai chính tả dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin cửa hàng của bạn. 

Đối với những cửa hàng đã có thời gian kinh doanh truyền thống lâu năm, khi bắt đầu triển khai cửa hàng online cần đồng nhất tên cửa hàng với nhau. Lựa chọn tốt nhất cho những doanh nghiệp này đó là sử dụng đồng nhất một tên cho cửa hàng và tên miền (URL).

Mẹo nhỏ: Một cách để thúc đẩy traffic cho trang web của bạn đó là đưa các từ khóa tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) vào tên miền của bạn. Ví dụ như khi bạn đang muốn bán mặt hàng giày dép, hãy đưa từ khóa đó vào tên miền của mình.

2.2. Lựa chọn địa điểm bán 

Không chỉ bán hàng truyền thống mà ngay cả bán hàng online cũng cần lựa chọn điểm bán. Hoạt động bán hàng sẽ dễ dàng hơn khi bạn sử dụng các sàn thương mại điện tử hoặc một nền tảng chợ online như Shopee, Lazada, Amazon hoặc Facebook Marketplace. Những nền tảng này sẽ giúp những doanh nghiệp nhỏ có thể khởi tạo gian hàng và bắt đầu hoạt động bán một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra nếu có đủ nguồn lực, các doanh nghiệp còn có thể tự tạo website cho cửa hàng của mình. 

2.3. Lựa chọn những phương thức thanh toán phù hợp

Việc chấp nhận thanh toán thông qua cửa hàng trực tuyến có thể đơn giản hoặc phức tạp, tùy thuộc vào những phương thức mà bạn sẵn sàng chấp nhận.

Nếu doanh nghiệp tự tạo website và muốn tự quản lý các khoản thanh toán của mình, họ cần sở hữu một trong những công cụ xử lý thanh toán tốt nhất để có thể tích hợp vào quy trình mua hàng, tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm. Công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp xử lý giao dịch thanh toán, chịu trách nhiệm liên lạc giữa cửa hàng và tài khoản ngân hàng của người mua để đảm bảo số tiền thanh toán là đủ để hoàn thành quá trình giao dịch. Công cụ này cũng sử dụng các biện pháp bảo mật để đảm bảo rằng không có bất kỳ gian lận nào trong quá trình thanh toán. 

Nếu doanh nghiệp sử dụng những sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Amazon,... các phương thức thanh toán đã được tích hợp sẵn vào tính năng của sàn.  Một số sàn thương mại điện tử có thể sẽ cho phép bạn làm việc với công cụ xử lý thanh toán từ bên thứ ba, tuy nhiên điều này sẽ mất thêm phí.

Cửa hàng của bạn càng chấp nhận nhiều phương thức thanh toán thì sẽ càng dễ dàng thu hút thêm nhiều khách hàng hơn. Thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card) cũng cần được chấp nhận là một phương thức thanh toán, bên cạnh những ví điện tử như VNPay, MoMo, ZaloPay,....

2.4. Xác định phương thức vận chuyển

Amazon là sàn thương mại điện tử đã biến việc giao hàng miễn phí và giao hàng siêu tốc trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, tuy nhiên không phải sàn thương mại điện tử nào cũng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Trước khi bàn tính đến vấn đề lợi nhuận và giá của sản phẩm, điều quan trọng là cần xác định được chi phí vận chuyển và ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có một thực tế cho thấy rằng: bạn không muốn doanh thu sụt giảm vì chi phí vận chuyển làm khách hàng cảm thấy quá đắt đỏ tuy nhiên, bạn cũng không muốn mất tiền lợi nhuận vì doanh nghiệp đã miễn phí vận chuyển cho tất cả mọi người. 

Tory Brunker, giám đốc cao cấp tại Adobe chia sẻ rằng: “ Bạn cần tìm cách tốt nhất để có thể mang lại giá trị cho khách hàng và đảm bảo chúng luôn vượt quá sự mong đợi của họ. Việc thu hút và giữ chân khách hàng là điều hoàn toàn quan trọng, đặc biệt là đối với thời điểm hiện tại khi tốc độ và sự tiện lợi là những yếu tố được mọi người chú trọng nhất.”

2.5. Giới thiệu và lan tỏa gian hàng của bạn

Bạn có thể sở hữu một website thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới nhưng không một ai viết về chúng, điều đó cũng không có giá trị gì. Các trang mạng xã hội là một trong những nền tảng tuyệt vời để có thể xây dựng nhận thức thương hiệu (brand awareness) về cửa hàng của bạn. Từ đó có thể thấy, xây dựng thương hiệu góp phần vô cùng quan trọng trong thành công của hoạt động bán hàng online. Bạn có thể học cách sử dụng Twitter cho doanh nghiệp, tìm hiểu hoạt động của Pinterest  và có cái nhìn tổng quan về việc sử dụng Instagram hoặc thậm chí nghiên cứu tất cả mọi thứ cần biết về nền tảng lớn nhất thế giới Facebook.

Đọc thêm: Báo cáo “Bức tranh toàn cảnh ngành thương mại điện tử” của NielsenIQ - Cơ hội vàng cho mặt hàng Việt vươn ra thế giới

3. Mặt hàng nào phù hợp với hoạt động bán hàng online?

Không phải bất kỳ nhà bán hàng online nào cũng có đam mê và niềm yêu thích với những sản phẩm mà họ bán. Nhiều người bán sản phẩm theo xu hướng hoặc bán các sản phẩm bổ trợ cho một sản phẩm phổ biến trên thị trường. Họ nắm bắt những cách tạo ra lợi nhuận theo mùa thay vì tìm kiếm lợi nhuận từ những sản phẩm sinh lời đều đặn theo thời gian. 

Quay trở lại thời kỳ COVID-19 còn diễn biến phức tạp, mức độ phổ biến của một vài ngành hàng đã tăng lên đáng kể do số lượng lớn người làm việc tại nhà và họ cũng lo lắng cho sức khỏe của bản thân. “Các mặt hàng y tế và đồ mặc ở nhà dường như rất hot hiện nay,” Brunker chia sẻ. “Chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng đáng kể về sản phẩm tiện lợi và những sản phẩm giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi ở nhà.”

Brunker cho biết thêm rằng nhu cầu về đồ gia dụng cũng gia tăng, đặc biệt là đồ trang trí, dụng cụ và thiết bị tập luyện thể thao và một số vật liệu hoàn thiện nhà cửa.

Đọc thêm: Các mặt hàng Việt Nam được ưa chuộng trên sàn Amazon

4. Lợi ích của bán hàng online

Trong thị trường kinh doanh ngày nay, đảm bảo sự hiện diện trực tuyến là một yêu cầu quan trọng đối với bất kỳ nhà bán lẻ nào dù lớn hay nhỏ.

Đối với những doanh nghiệp nhỏ, một trong những điều cần thiết đó là bán hàng online. Điều này không chỉ để giúp họ tồn tại mà còn giúp họ phát triển trên thị trường kinh doanh phức tạp và cạnh tranh cao như hiện nay. Doanh nghiệp cần tiếp cận và thu hút những khách hàng dù ở bất cứ đâu, từ đó tạo ra cơ hội vươn ra toàn cầu theo cách mà họ chưa từng làm.

Có hàng ngàn lý do để doanh nghiệp bắt đầu hoạt động bán hàng online ngay bây giờ. Và sau đây là 9 lý do quan trọng nhất trong số đó:

4.1. Giảm thiểu chi phí duy trì

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi sở hữu một cửa hàng vật lý đều cần nắm rõ các chi phí liên quan đến hoạt động điều hành quản lý, bao gồm chi phí thuê nhà, tiền điện nước cơ sở vật chất cũng như tiền lương. Tuy nhiên khi tạo lập một gian hàng trực tuyến, doanh nghiệp sẽ không cần lo lắng về những khoản giao dịch với chủ cho thuê, những hóa đơn tiền điện hay cho phí thuê nhân viên thu ngân, nhân viên nhập kho hoặc quản lý.

Tất cả những gì bạn cần chi cho hoạt động bán hàng online đó là tạo lập một trang web và chấp nhận các phương thức thanh toán trực tuyến, nhưng chi phí này thường rẻ hơn rất nhiều so với chi phí duy trì một cửa hàng vật lý truyền thống.

4.2. Rào cản gia nhập thấp

Khi sản phẩm được bán online, bạn sẽ không vướng mắc bởi vấn đề địa điểm cố định. Hoạt động thương mại điện tử cho phép bạn bán hàng tới khách hàng trên toàn quốc và thậm chí còn xuyên biên giới. Ví dụ như khi sản phẩm của bạn là ván lướt sóng và kho hàng được đặt ở Ấn Độ, bạn không bắt buộc phải có một cửa hàng ở gần bờ biển để dễ tiếp cận hơn với những khách hàng có nhu cầu. Tất cả những gì bạn cần là kết nối với Internet, chuẩn bị sẵn sàng email và gọi điện thoại tư vấn bất kỳ lúc nào để duy hoạt động kinh doanh.

4.3. Phạm vi tiếp cận khách hàng lớn hơn

Hoàn toàn không hề có rào cản nào khi bạn mua sắm online. Điều đó mang lại cơ hội lớn cho những ông chủ của các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận nhóm khách hàng hoàn toàn mới. Có thể chi phí vận chuyển sản phẩm ra nước ngoài sẽ đắt đỏ hơn, tuy nhiên bán hàng online có thể giúp thúc đẩy lượt tiếp cận và tăng doanh thu đáng kể.

4.4. Khả năng mở rộng kinh doanh

Internet có tốc độ rất nhanh và những cửa hàng trực tuyến cũng vậy. Bởi thương mại điện tử gắn liền với các công cụ kỹ thuật số, vì vậy sẽ rất dễ dàng để theo dõi trạng thái của sản phẩm. Ví dụ như bạn có thể kiểm tra xem mặt hàng nào đã được bán hết, mặt hàng nào đang có tốc độ tiêu thụ cao và quyết định giữ hoặc loại bỏ những sản phẩm nào để phù hợp với nhu cầu thị trường.

4.5. Bán hàng 24/7

Internet hoạt động liên tục, điều đó có nghĩa là bạn luôn luôn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh bất cứ lúc nào. Ngay cả khi bạn đang ngủ, những đơn hàng vẫn có thể đến. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh số và cải thiện lợi nhuận nhiều hơn bởi khách hàng sẽ không có nhiều “thời gian chết”.

4.6. Biên lợi nhuận tốt hơn

Nếu không có những chi phí liên quan đến việc duy trì các cửa hàng vật lý, bạn có thể đặt giá các sản phẩm của mình ở một mức thấp hơn mà vẫn có thể tạo ra lợi nhuận. Khi bán hàng online, tỷ suất lợi nhuận sẽ có xu hướng cải thiện nhiều hơn bởi chi phí kinh doanh thấp hơn. 

4.7. Dễ dàng theo dõi hoạt động bán và vận chuyển hàng hóa

Nhờ vào phần mềm phân tích hiện đại, những công cụ quản lý hàng tồn kho và những công cụ logistics tiện lợi, hiện nay những nhà bán hàng có thể dễ dàng theo dõi và quản lý hoạt động bán hàng online của mình. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định về sản phẩm, cải thiện mối quan hệ với khách hàng, định giá sản phẩm và theo dõi tiến độ vận chuyển hàng hóa. Tất cả được thực hiện một cách nhanh chóng và tiện lợi.

4.8. Kênh bán hàng ngày càng phổ biến

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh chóng, chiếm 21% doanh số bán hàng vào năm 2021 so với con số 15% vào năm 2019, theo Morgan Stanley. Thị trường này được dự báo sẽ tiếp tục phát triển, đạt 3,3 nghìn tỷ đô la vào năm 2022 và tiếp tục đạt mức 5,4 nghìn tỷ đô la vào năm 2026. Dự báo này được đưa ra dựa trên số lượng người mua sắm online vẫn tiếp tục tăng lên theo thời gian, do đó có thể coi đây là một trong những lợi thế khác của bán hàng online. 

 4.9. Dễ dàng chuyển đổi từ quảng cáo ra đơn hàng

Giả sử một người mua hàng bắt gặp quảng cáo của một cửa hàng ở gần đây trên tờ báo địa phương hoặc một kênh truyền hình nào đó. Anh ta sẽ phải dành thời gian để đến trực tiếp cửa hàng vào thời gian nó được mở cửa. Điều này khá là bất tiện và bán hàng online hoàn toàn có thể loại bỏ được nhược điểm này. Các doanh nghiệp chủ yếu sẽ quảng cáo online và người mua có thể truy cập vào gian hàng của bạn ngay lập tức khi họ nhấn vào quảng cáo đó. Điều đó có nghĩa là bạn đã thu hút người mua sắm trước khi họ quyết định mua ở một cửa hàng khác.

5. Các nền tảng phù hợp cho hoạt động bán hàng online

Có rất nhiều lựa chọn các nền tảng bán hàng online. Bạn có thể tham gia một thị trường mua bán trực tuyến bất kỳ, sử dụng một sàn thương mại điện tử hoặc thêm một tính năng giỏ hàng vào trang web của mình. Một lựa chọn đúng đắn sẽ phụ thuộc vào số năm kinh doanh của bạn và mục tiêu của doanh nghiệp đưa ra là gì. 

Những nhà bán lẻ lâu năm đã có website của riêng mình cũng có thể tạo lập một gian hàng trực tuyến bằng cách thêm tính năng giỏ hàng vào các công cụ tích hợp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ bán hàng, phương án lựa chọn một sàn thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp nhiều hơn. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn cả hai hoặc nhiều phương án khác nhau, ví dụ như kết hợp cả hai phương thức bán hàng trên website và sử dụng những thị trường mua bán trực tuyến

Mẹo nhỏ: những thị trường mua bán trực tuyến thường được sử dụng bởi những người mới tiếp cận hoạt động bán hàng online, những nền tảng sàn giao dịch thương mại điện tử thì phù hợp với những doanh nghiệp muốn nhanh chóng tiếp cận bán hàng trực tuyến còn bán hàng trên website là lựa chọn phù hợp nhất cho những cửa hàng đã kinh doanh lâu năm và có sẵn nền tảng trang web của doanh nghiệp.

6. Tổng hợp những trang thương mại điện tử nổi tiếng cho hoạt động bán hàng online

Có rất nhiều những phương án bán hàng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để bắt đầu bán hàng online. Sau đây là một vài những phương thức nổi bật nhất.

6.1. Shopee

Không thể phủ nhận rằng, Shopee hiện đang là ông lớn trong thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam với độ phủ sóng cao và tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Với số lượng người dùng đông đảo và những tính năng tiện lợi, Shopee giúp hoạt động mua bán online trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ưu điểm khi sử dụng sàn thương mại điện tử này đó là bạn có thể tạo lập gian hàng hoàn toàn miễn phí, được tiếp cận với nhiều chương trình hỗ trợ người bán tiếp cận người dùng hơn và các quy định cũng như chính sách được nêu rõ ràng. 

Tuy nhiên, một nhược điểm lớn của Shopee đó là chi phí vận chuyển còn khá cao so với những nền tảng khác và các giao dịch chủ yếu được thực hiện qua hình thức trả tiền khi nhận hàng (COD) có thể đem lại rủi ro cho người bán hàng.

6.2. Lazada

Ngoài Shopee, người bán hàng còn có thể lựa chọn Lazada, một trong những sàn thương mại điện tử nổi tiếng nhất Việt Nam và đã tồn tại lâu năm trên thị trường. 

Hiện tại, Lazada cung cấp rất nhiều chương trình khuyến mãi thúc đẩy tiêu dùng phát triển do vậy thu hút được số lượng lớn người dùng ở khắp nơi.  

Cũng như Shopee, người bán hàng có thể tạo lập cửa hàng trực tuyến hoàn toàn miễn phí trên nền tảng này. Với mỗi đơn hàng giao dịch thành công, phí hoa hồng, phí vận chuyển theo ngành hàng và hình thức vận chuyển sẽ được áp dụng.

6.3. Amazon

Amazon sở hữu một nền tảng thị trường mua bán điện tử lớn nhất thế giới, cho phép các doanh nghiệp bán hàng tới hơn 157.4 triệu người dùng. Đổi lại, bạn sẽ phải trả phí duy trì hàng tháng và phí giới thiệu sản phẩm để có thể tiếp cận số lượng người dùng đó. Ngoài ra, các cửa hàng cũng có thể phải trả thêm phí cho Amazon để xử lý việc vận chuyển.

  • Gói bán hàng Chuyên nghiệp (Professional) của Amazon có giá 39.99 đô la một tháng, không giới hạn số lượng sản phẩm
  • Gói bán hàng cá nhân là 99 cent cho mỗi đơn vị sản phẩm được bán ra, giới hạn 40 sản phẩm/ tháng.
  • Ngoài ra còn có một khoản phí giới thiệu cho mỗi mặt hàng, dựa trên danh mục sản phẩm bán ra của doanh nghiệp.

Là một trong những thị trường mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới, Amazon đem lại cho người dùng những lợi ích như: 

  • Tiếp cận số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ trải dài trên khắp thế giới
  • Các dịch vụ hỗ trợ bán hàng tiện lợi (FBA)
  • Hình thức thanh toán nhanh chóng đối với tất cả người dùng trên toàn cầu
  • Mức độ uy tín của thương hiệu Amazon cao, lâu đời.

Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên Amazon

 

LỜI KẾT

Việc tạo lập gian hàng trực tuyến để có thể bắt đầu hoạt động bán hàng online là điều không hề khó và những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp là không hề nhỏ. Tất cả hoạt động kinh doanh có thể tiến hành tại nhà và tiếp cận với bất kỳ khách hàng nào, tại bất kỳ thời điểm và địa điểm nào. Sự tiện lợi này là một trong những lý do chủ yếu khiến hoạt động bán hàng online đang dần phủ sóng trên khắp thế giới Doanh nghiệp có thể có nhiều lựa chọn về những hình thức bán hàng khác nhau, trong đó sử dụng các sàn thương mại điện tử hiện đang là phương án được nhiều người sử dụng nhất.

AGlobal tự hào là đối tác chính thức của Amazon tại Việt Nam, chuyên cung cấp dịch vụ giúp các doanh nghiệp, cửa hàng có thể lập tài khoản, bán hàng và chạy quảng cáo trên sàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới Amazon. AGlobal ra đời với mục tiêu giúp doanh nghiệp VN bán hàng trở nên dễ dàng hơn trên Amazon với các dịch vụ được hỗ trợ từ A - Z. 

Để nhận hỗ trợ chi tiết từ AGlobal, truy cập website: https://aglobal.vn  hoặc qua số điện thoại: (+84) 888 608 007.

AGlobal