Top 10 câu hỏi thường gặp khi bắt đầu bán hàng trên Amazon

Doanh nghiệp đang muốn bán hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon nhưng vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy cùng AGlobal giải đáp các câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp bắt đầu bán hàng trên Amazon trong bài viết ngày hôm nay. 

1. Amazon có gì khác biệt với các sàn thương mại điện tử khác?

1.2. Amazon là sản thương mại điện tử bán lẻ lớn nhất thế giới

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất của các nhà bán hàng khi bắt đầu tìm hiểu về Amazon đó là sàn thương mại điện tử này có gì khác so với các đối thủ khác? 

Khác với Alibaba là sàn bán sỉ, Amazon từ lâu đã được biết đến là một ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Hiện Amazon đang có trên 300 triệu khách hàng trên 180 quốc gia, lượt truy cập trung bình hàng tháng nên đến 195 triệu khách truy cập/ tháng (chỉ tính riêng thị trường Mỹ).

Amazon có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh xuyên biên giới. Đây là điều cực kì hấp dẫn đối với các nhà bán hàng Việt khi có cơ hội mở rộng thị trường và khai thác tiềm năng tại các thị trường khác nhau.

1.2. Amazon  cung  cấp  đa dạng mô hình kinh doanh

Không chỉ là sàn thương mại điện tử bán lẻ các sản phẩm đơn thuần, Amazon còn cung cấp các dịch vụ kinh doanh khác giúp cho các nhà bán hàng có nhiều hơn các lựa chọn để kinh doanh như: 

  • Phân phối các sản phẩm âm nhạc độc quyền

  • Xuất bản sách với dịch vụ Kindle Direct Publishing (KDP)

  • Cung cấp nền tảng về điện toán đám mây

  • Amazon cũng có các chính sách cho phép bên thứ 3 bán hàng trên nền tảng của họ

Có thể nói Amazon luôn tạo những điều kiện tốt nhất để các nhà bán hàng có thể khai thác tối đa tiềm năng của các thị trường.

Xem thêm: Bán hàng trên Amazon: Lợi ích của doanh nghiệp

2. Đăng ký bán hàng trên Amazon như thế nào?

Đăng ký tài khoản bán hàng luôn là một chủ đề được các nhà bán hàng quan tâm và thường có nhiều thắc mắc khi bắt đầu bán hàng trên Amazon. Các nhà bán hàng có thể tự mình đăng kí tài khoản theo các bước chính sau đây: 

Bước 1: Truy cập vào trang web đăng ký tài khoản của Amazon và nhấn vào nút Sign up.

Bước 2: Nhập thông tin tài khoản gồm Email, mật khẩu và tên hiển thị của người bán hàng.

Bước 3: Tiến hành xác minh lần 1(SIV) bằng cách nhập số điện thoại và mã xác nhận.

Bước 4: Chọn loại tài khoản (Professional hoặc Individual) bằng cách đăng nhập vào Seller Central và chọn loại tài khoản.

Bước 5: Xác minh danh tính lần 2 (SPR) bằng cách cung cấp các giấy tờ như hộ chiếu, thẻ tín dụng và địa chỉ liên hệ.

Ngoài ra, các nhà bán hàng có thể tìm đến các đơn vị đối tác tài khoản để được tư vấn về các câu hỏi thường gặp và hỗ trợ mở tài khoản bans hàng chuyên nghiệp.

Xem thêm: AGlobal trở thành đối tác chính thức của Amazon

3. Đối tượng bán hàng trên Amazon là những ai?

Về cơ bản, Amazon chia các nhà bán hàng thành 2 đối tượng chính là Nhà bán hàng cá nhân và nhà bán hàng chuyên nghiệp. 

Người bán hàng cá nhân (đăng ký tài khoản bán hàng cá nhân) chỉ được bán ít hơn 40 sản phẩm mỗi tháng và phải trả phí cho mỗi sản phẩm được bán. 

Người bán hàng chuyên nghiệp (đăng ký tài khoản bán hàng chuyên nghiệp)  là những người có số lượng sản phẩm lớn và phải trả phí hàng tháng cho Amazon.

Đối tượng tham gia bán hàng từ Việt Nam trên Amazon rất đa dạng:

  • Nhà sản xuất: Có thể mạnh về sản xuất sản phẩm, tối ưu chi phí.
  • Doanh nghiệp bán lẻ: Có kinh nghiệm về lĩnh vực bán lẻ.
  • Cá nhân, doanh nghiệp bên thứ 3 phân phối lại sản phẩm.

Xem thêm: AGlobal - cầu nối đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

4. Cần lưu ý những gì khi lựa chọn sản phẩm bán trên Amazon?

Các câu hỏi về lựa chọn sản phẩm bán trên Amazon cũng nằm trong top các câu hỏi thường gặp của các nhà bán hàng.

Amazon là một sản thương mại điện tử có các chính sách bảo vệ người tiêu dùng rất khắt khe, vì vậy quy định dành cho các loại sản phẩm được phép bán và bị hạn chế cũng rất nghiêm ngặt.

Các nhà bán hàng nên tìm hiểu kỹ các chính sách quy định về sản phẩm trên trang chủ của Amazon để có thể hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình xuất khẩu hàng hóa. 

Xem thêm: Top những sản phẩm không được bán trên Amazon

5. Làm thế nào để vận chuyển được hàng hóa từ Việt Nam đến tay khách hàng?

Vận chuyển hàng hóa và lưu kho cũng là một trong những điều các nhà bán hàng thường gặp khúc mắc khi triển khai bán hàng trên Amazon.

Hiện tại Amazon đã triển khai hình thức FBA (Fulfillment by Amazon), đây là hình thức giúp các nhà bán hàng giải quyết được bài toán lưu kho và vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng khi bán hàng tại thị trường nước ngoài.

Với FBA, hàng hóa sẽ gửi vào trong các trung tâm giao hàng của Amazon, từ đây Amazon sẽ thay các nhà bán hàng hoàn thiện đơn hàng và vận chuyển đến tay người tiêu dùng và thậm chí chăm sóc khách hàng hay xử lý trả hàng.

Xem thêm: Amazon FBA - Bí quyết gia tăng doanh số của doanh nghiệp Việt

6. Bán hàng trên Amazon mất những khoản phí nào?

Chi phí luôn là điều mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm khi muốn khai phá một thị trường tiềm năng nhưng cũng nhiều cạnh tranh như Amazon.

Những khoản chi phí bán hàng trên Amazon có thể chia thành 4 loại phí chính như sau: 

  • Phí duy trì tài khoản bán hàng: Khi các nhà bán hàng đăng kí tài khoản bán hàng chuyên nghiệp (Professional) với phí $39.99/tháng hoặc gói bán hàng cá nhân (Individual) với phí $0.99 cho mỗi sản phẩm bán được
  • Phí giới thiệu: Phí này được tính theo phần trăm doanh thu các nhà bán hàng kiếm được trên sàn thương mại điện tử Amazon. Tỷ lệ này dao động từ 6% - 45% tùy thuộc vào danh mục sản phẩm.
  • Phí FBA: Chi phí FBA sẽ tùy thuộc vào kích thước, khối lượng của sản phẩm. Chi phí này bao gồm các chi phí đóng gói, giao hàng, lưu kho và xử lý trả hàng. 
  • Phí lưu kho hàng tháng: Chi phí này được tính dựa trên diện tích mà hàng hóa, sản phẩm của nhà bán hàng chiếm trong kho. Phí lưu kho hàng tháng bạn sẽ trả cho Amazon để lưu trữ các sản phẩm của mình trong các trung tâm giao hàng của Amazon.

Ngoài ra còn có các chi phí về vận chuyển hàng từ Việt Nam đến các trung tâm kho bãi của Amazon, chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu, chi phí hoàn thiện bao bì sản phẩm và chi phí cho các Agency nếu có.

Xem thêm: Hé lộ bán hàng trên Amazon cần bao nhiêu vốn

7. Amazon có những hình thức quảng cáo nào?

Các hình thức quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng cũng được các nhà bán hàng dành sự chú ý đặc biệt.

Hiện tại có 3 hình thức quảng cáo phổ biến và dùng được tin dùng nhiều nhất khi bán hàng trên Amazon, bao gồm: 

Amazon Sponsored Products: Đây là hình thức quảng cáo giúp cho các nhà bán hàng hiển thị sản phẩm của mình trên các trang kết quả tìm kiếm và các trang chi tiết sản phẩm của sàn thương mại điện tử Amazon.

Amazon Sponsored Brand: Đây là quảng cáo hiển thị logo thương hiệu kèm theo thông điệp và sản phẩm trên các trang kết quả tìm kiếm của Amazon. Phương thức quảng cáo này giúp bạn tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn.

Amazon Sponsored Display: Loại quảng cáo hiển thị sản phẩm trên các trang liên quan đến Amazon. 

Quảng cáo này giúp các nhà bán hàng tiếp cận được khách hàng ở các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng, cả trong nội sàn Amazon và ngoại sàn Amazon.

Xem thêm: Bật mí chi phí quảng cáo trên Amazon năm 2023

8. Chăm sóc khách hàng khi bán trên sàn thương mại điện tử Amazon bằng cách nào? 

Chăm sóc khách hàng là một yếu tố không thể thiếu khi bán hàng, khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử như Amazon điều này đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các nhà bán hàng.

Một số cách nhà bán hàng có thể áp dụng và chăm sóc khách hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon: 

  • Luôn luôn lắng nghe và phản hồi các bình luận của khách hàng. Điều này giúp cho các nhà bán hàng xây dựng một hình ảnh thương hiệu thân thiện với người tiêu dùng.
  • Đưa ra các cải tiến cho sản phẩm hướng đến sự tiện dụng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Khách hàng sẽ cảm thấy bạn đang thực sự lắng nghe và quan tâm đến họ, từ đó gia tăng được tỉ lệ mua hàng lần 2 và xây dựng được tệp khách hàng trung thành cho thương hiệu.

Xem thêm: Báo cáo Xu hướng tiêu dùng toàn cầu - PwC - Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể làm gì?

9. Nhận tiền bán hàng trên Amazon về bằng cách nào?

Amazon thanh toán cho các nhà bán hàng theo đúng chu kỳ mà sàn thương mại điện tử này quy định.

Các nhà bán hàng cần phải có thẻ Payoneer hoặc Ping pong. Đây là 2 kênh thanh toán trung gian người bán có thể sử dụng để nhận tiền thanh toán từ Amazon. 

Đối với Payoneer, người bán hàng sẽ có tài khoản ngân hàng Mỹ để nhận thanh toán, cộng với thẻ Debit Mastercard bạn có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng của mình.

Phí thường niên của Payoneer là $29.5/năm

10. Bán hàng trên Amazon có phải đóng thuế không?

Các vấn đề liên về thuế quan luôn là chủ đề được người bán hàng dành nhiều sự quan tâm, nhất là khi kinh doanh trên thị trường nước ngoài.

Tùy thuộc vào từng thị trường mà các loại thuế, mức thuế phải nộp là khác nhau nhưng nhìn chung có 2 loại thuế các nhà bán hàng cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi xuất khẩu hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Amazon Hoa Kỳ:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Loại thuế áp dụng với tất cả mặt hàng, có tỷ lệ từ 0% đến 10% tuỳ theo sản phẩm và địa chỉ nhận hàng tại Mỹ.
  • Thuế nhập khẩu: Đây là thuế được tính theo từng ngành hàng, có tỷ lệ từ 10% đến 30% tùy theo sản phẩm. 

11. Kết luận

Vừa rồi, AGlobal vừa điểm qua Top 10 câu hỏi thường gặp khi bắt đầu bán hàng trên Amazon. Hy vọng với những giải đáp và gợi ý trên sẽ giúp cho các nhà bán hàng tự tin bước vào những thị trường đầy tiềm năng và đưa hàng hóa Việt Nam ra với thế giới.

Theo dõi blog  AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.

Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007  để nhận được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal!

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản và quảng cáo của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 100+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả. 

 

AGlobal