CE marking là gì? Ý nghĩa của chứng nhận CE marking.
CE marking là gì? Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang có sự giao thoa và hội nhập mạnh mẽ, cơ hội khai thác nhũng thị trường mới đầy tiềm năng cũng được mở rộng với các nhà bán hàng. Để đảm bảo được thành công và giảm bớt rủi ro trong quá trình bán hàng thì việc có chứng nhận CE marking gần như là điều không thể thiếu.
1. CE marking là gì? Đối tượng nào cần áp dụng chứng nhận CE marking.
CE marking là một biểu tượng mà nhà sản xuất sẽ gắn vào bao bì hoặc gắn trực tiếp lên sản phẩm trước khi đưa vào thị trường châu Âu. Yêu cầu phải có chứng chỉ CE Marketing là bắt buộc đối với các sản phẩm thuộc quy định của Chỉ thị châu Âu.
CE chính là viết tắt của cụm từ tiếng Pháp Conformité Européenne, mang nghĩa là phù hợp với các tiêu chuẩn tại châu Âu.
Đối tượng áp dụng CE marking bao gồm: Các thiết bị y tế cấy dưới da, các thiết bị năng lượng khí đốt, cáp chuyên chở con người, tủ lạnh và tủ đông dân dụng,...
2. Vì sao cần chứng nhận CE marking.
2.1. Với chứng nhận CE marking, sản phẩm sẽ được đảm bảo lưu thông tự do.
Khi đạt được chứng nhận CE marking, sản phẩm của các nhà bán hàng sẽ được bán và lưu thông một cách dễ dàng trong các thị trường EU, EFTA (thị trường gồm 4 quốc gia thành viên: Iceland, Liechtenstein, Na uy và Thụy Sĩ). Từ đó khả năng bán được hàng hóa và có doanh thu lớn không còn là một mục tiêu khó đối với các nhãn hàng.
2.2. CE marking cũng là bằng chứng giúp bạn khẳng định được độ an toàn và chất lượng với người tiêu dùng tại các thị trường mục tiêu.
2.3. CE marking được coi là “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm”.
Đạt được chứng nhận CE marking đồng nghĩa với việc thương hiệu, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của sản phẩm cũng sẽ được nâng cao.
Uy tín của chứng nhận CE marking giúp cho các nhà bán hàng dễ dàng đạt được thành công khi chinh phục những thị trường khó tính như thị trường châu ÂU .
2.4. CE marking giúp các nhà bán hàng dễ dàng đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới.
Không chỉ tại thị trường châu Âu hay EFTA, uy tín của chứng chỉ CE Marking còn giúp các nhà bán hàng dễ dàng hơn trong việc đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Điều này giúp các nhà bán hàng có thể tối ưu chi phí và tăng cơ hội nâng cao doanh số kinh doanh của mình trong việc xuất khẩu hàng hóa.
3. Hồ sơ cần chuẩn bị để tiến hành đăng ký CE marking.
3.1. Hồ sơ mà khách hàng cần chuẩn bị để tiến hành đăng ký CE marking bao gồm:
- Giấy yêu cầu chứng nhận: CE Application Form;
-
Sơ đồ tổ chức Doanh nghiệp;
-
Các tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm xin chứng nhận;
-
Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm;
-
Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm, sản phẩm;
-
Phiếu kết quả thử nghiệm, người bán chỉ cần cung cấp phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận/chỉ định (nếu có).
Các thông tin này sẽ được tổ chức đánh giá đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
- Xem thêm: Điểm mặt top 6 ý tưởng kinh doanh hay ở nước ngoài mà doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng
3.2. Quy trình đánh giá CE marking bao gồm các bước như sau:
- Đầu tiên hồ sơ của các thương hiệu sẽ được xem xét dựa trên tiêu chí phù hợp và đầy đủ của hồ sơ đăng ký thương hiệu.
-
Các đánh giá ban đầu về các điều kiện để đạt chứng nhận tại cơ quan nếu doanh nghiệp có yêu cầu.
-
Đánh giá chính thức: điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở, lấy mẫu thử nghiệm đánh giá mẫu điển hình.
-
Cuối cùng, báo cáo đánh giá và cấp giấy chứng nhận (việc giám sát sau chứng nhận thường 6 tháng 1 lần).
Chúng ta có thể thấy hồ sơ cần chuẩn bị và quy trình đánh giá để được cấp CE marking là rất khắt khe. Các nhà bán hàng có thể tự hoàn thành các thủ tục giấy tờ hoặc tìm đến các đơn vị Agency uy tín để hỗ trợ phần công việc này, qua đó tiết kiệm được thời gian.
4. Các bước để đăng ký chứng nhận CE marking
Các nhà bán hàng có thể đăng kí CE marking cho sản phẩm của mình qua 5 bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng CE marking cho sản phẩm của bạn.
Chỉ thị là những quy định pháp lý của Liên Minh Châu Âu về các yêu cầu an toàn, bảo vệ sức khỏe và môi trường cho các loại sản phẩm khác nhau.
Bạn có thể tham khảo một số chỉ thị tiêu chuẩn dưới đây để biết sản phẩm của mình có nằm trong nhóm cần dán nhãn CE marking hay không.
Ngoài những chỉ thị trên, các nhà bán hàng có thể tham khảo tại trang web chính thức của tổ chức chứng nhận EU để biết sản phẩm của mình có cần chứng nhận CE marking hay không.
Xem thêm: Mạch bạn Top những sản phẩm không được bán trên Amazon
Bước 2: Xác định yêu cầu chi tiết cho sản phẩm làm chứng nhận CE marking.
Tại bước này, các nhãn hàng sẽ cần xác định các chỉ thị, tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm của mình. Các yêu cầu về thiết kế, an toàn, kỹ thuật và chất lượng cũng phải được xác định tại bước này.
Các nhãn hàng cũng có thể phải thực hiện các thử nghiệm, kiểm tra hoặc đánh giá phù hợp để chứng minh sự tuân thủ của sản phẩm.
Bước 3: Thử nghiệm đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn.
Đây là một bước quan trọng để chứng minh sự tuân thủ của sản phẩm với các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật và chất lượng của châu Âu.
Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF.
Nhãn hàng cần cung cấp các tài liệu kỹ thuật TCF (Technical Construction File) theo yêu cầu của tiêu chuẩn và chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm của bạn.
Xem thêm: 8 kinh nghiệm bán hàng trên Amazon
Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE marking.
Đây là bước cuối cùng để chứng minh rằng sản phẩm của bạn đã đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn và các chỉ thị tiêu chuẩn của châu Âu.
5. Kết luận
Vừa rồi chúng ta đã đi tìm hiểu CE marking là gì và những điều cần biết xung quanh chứng nhận quan trọng này.
Hi vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp các nhà bán hàng có thêm các kiến thức, tự tin khai phá những thị trường tiềm năng trong tương lai.
Theo dõi blog AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007 để nhận được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal!