![](https://aglobal.vn/aglobal/imgs/mui_ten.png)
Bán hàng trên Amazon 2025 và những rủi ro cần lưu ý
Amazon đang là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh đa kênh và xuyên biên giới nhờ tiềm năng lợi nhuận lớn. Tuy nhiên trên thực tế, có không ít người đã thất bại khi bán hàng trên Amazon vì không nắm rõ các rủi ro tiềm ẩn. Vậy những thách thức nào có thể đánh gục nhà sản xuất khi kinh doanh Amazon?
1. Cạnh tranh khốc liệt khi bán hàng trên Amazon
Sự phát triển mạnh mẽ đã khiến Amazon trở thành “sân chơi” hấp dẫn thu hút hàng triệu người bán toàn cầu. Theo ước tính có hơn 9,5 triệu người trên toàn cầu đã đăng ký bán hàng trên Amazon.
Nguồn: Gofbahub
Bên cạnh đó, các sản phẩm tại Amazon rất đa dạng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc cho tới chất liệu và giá cả. Điều này đòi hỏi sản phẩm của người bán hàng cần có đặc trưng, dấu ấn riêng để có thể thu hút và giữ chân khách hàng.
Giá cả cũng là một cuộc chiến gay cấn tại thị trường Amazon khi khách hàng có đa dạng sự lựa chọn. Không ít cửa hàng đã thua lỗ và thất bại trước cuộc chiến về giá khi bán hàng qua Amazon.
2. Chi phí ẩn khi bán hàng qua Amazon có thể làm bạn lỗ nặng
Khi nghiên cứu về bán hàng trên Amazon, hẳn người kinh doanh nào cũng nghe tới: Phí duy trì tài khoản, phí giới thiệu cố định, phí hoàn thiện đơn hàng (với nhà bán theo hình thức FBA) và phí lưu kho. Đây là 04 loại phí quan trọng khi bán hàng qua Amazon.
Tuy nhiên, trên thực tế ngoài những chi phí trên nhà bán hàng sẽ cần đối mặt với một số loại chi phí khác trong quá trình vận hành gian hàng như:
Phí quảng cáo PPC: Việc sử dụng quảng cáo có thể giúp gian hàng tăng độ tiếp cận và bán được nhiều sản phẩm hơn. Song nếu camp chạy không được tối ưu hiệu quả, gian hàng có thể mất hàng nghìn đồ mà không ra đơn hoặc tỷ lệ đơn lẹt đẹt.
Chi phí vận chuyển, hoàn hàng: Chi phí để vận chuyển hàng hóa đến trung tâm của Amazon hoặc trực tiếp tới người mua có thể rất cao, đặc biệt khi sản phẩm kinh doanh của bạn được xếp vào dạng cồng kềnh/ dễ vỡ.
Nhà bán có thể gặp tình huống yêu cầu đổi trả từ khách hàng. Chi phí vận chuyển hoàn hàng sẽ do nhà bán chịu toàn bộ, từ đó gây ảnh hưởng tới lợi nhuận thực tế.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về cách bán hàng trên Amazon hiệu quả? Tham gia ngay Group Support Seller Amazon để học hỏi kinh nghiệm thực tế và có cơ hội nhận hỗ trợ 1:1 từ chuyên gia của chúng tôi!
3. Vấn đề về bản quyền và hàng giả
Việc kinh doanh của nhà bán hàng trên Amazon có thể bị đình trệ nếu không may gặp phải những vấn đề tranh chấp liên quan tới bản quyền thương hiệu. Những trường hợp thường gặp: tranh chấp tài sản thương hiệu, bị báo cáo vi phạm bản quyền hoặc bị đối thủ sử dụng hình ảnh, sản phẩm của thương hiệu bạn để kinh doanh.
Ngoài ra, sản phẩm của nhà bán hàng cũng dễ gặp phải tình huống bị sao chép hoặc bị chiếm đoạt danh sách (hijacking) sản phẩm. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến đến uy tín và doanh thu của thương hiệu.
Để khắc phục vấn đề này, nhà bán hàng nên ưu tiên đăng ký bảo hộ thương hiệu ngay khi bắt đầu thực hiện kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu khỏi những tranh chấp không đáng có.
Không chỉ vậy, khi bán hàng qua Amazon, việc đăng ký thương hiệu còn giúp cải thiện độ chính xác về thông tin sản phẩm và sự tin tưởng trong mắt khách hàng. Từ đó tăng lưu lượng truy cập cho thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng cho gian hàng.
4. Tài khoản Amazon dễ bị khóa nếu vi phạm chính sách
Để đảm bảo trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng và môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, Amazon đã áp dụng nhiều chính sách nghiêm ngặt. Do đó, chỉ cần xuất hiện lỗi vi phạm thì tài khoản của nhà bán có thể bị tạm khóa hoặc bị khóa vĩnh viễn.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến nhà bán hàng trên Amazon bị khóa tài khoản.
Sản phẩm vi phạm bản quyền
Bán hàng giả, hàng nhái hoặc sử dụng hình ảnh bản quyền thương hiệu khác dù không được cho phép. Nội dung quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của đối thủ.
Hiệu suất tài khoản thấp so với quy định
Đảm bảo quyền lợi khách hàng là ưu tiên hàng đầu của Amazon, do đó hiệu suất bán hàng trên Amazon của bạn phải luôn ở mức tốt.
Ba chỉ số then chốt để duy trì tài khoản khi bán hàng trên Amazon là Hiệu suất dịch vụ khách hàng, Tuân thủ chính sách sản phẩm và Chất lượng hoàn thiện đơn hàng. Theo quy định nhà bán hàng, đặc biệt là các nhà bán hàng FBM Amazon (Fulfilled by Merchant), cần:
-
Duy trì tỷ lệ giao hàng trễ dưới 4%
-
Tỷ lệ huỷ đơn trước khi hoàn thiện đơn hàng dưới 2.5%
-
Và tỷ lệ mã theo dõi đơn hàng hợp lệ trên 95%.
Nếu sử dụng dịch vụ FBA, những chỉ số này của nhà bán hàng đã được Amazon quản lý nên sẽ không cần lo ngại về chúng.
Sử dụng nhiều hơn 01 tài khoản
Theo quy định, người bán hàng trên Amazon chỉ được sở hữu một tài khoản duy nhất. Do đó khi phát hiện các hoạt động bất thường về tài khoản, Amazon sẽ ngay lập tức đình chỉ tài khoản của bạn.
Đọc thêm: Hướng Dẫn Bán Hàng Trên Amazon 2025 Cho Người Mới Bắt Đầu
5. Kết luận
Bán hàng trên Amazon không hề đơn giản, nhưng điều đó không có nghĩa là bất khả thi. Thành công trên nền tảng này không đến từ may mắn, mà từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược đúng đắn.
Hiểu rõ những thách thức khi bán hàng qua Amazon chính là lợi thế để bạn tối ưu mô hình kinh doanh, kiểm soát rủi ro và gia tăng cơ hội phát triển bền vững. Nói cách khác, Amazon không phải là "mảnh đất màu mỡ" cho tất cả, mà là sân chơi dành cho những doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư thời gian, kiến thức và chiến lược bài bản.
Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.
AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.