Tìm hiểu tất tần tật về FBM
Hình thức kinh doanh FBM đang được rất nhiều người quan tâm khi muốn đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Amazon. Vậy hãy cùng AGlobal trong bài viết dưới đây tìm hiểu về khái niệm và ưu nhược điểm của hình thức kinh doanh FBM này.
FBM là gì?
FBM là cụm từ viết tắt trong Tiếng Anh - Fulfillment by Merchant. Đây là hình thức bán hàng trên Amazon mà người bán sẽ tự quản lý quy trình sản xuất, vận chuyển của các đơn hàng. Thay vì phải chi một khoản cho các loại phí dịch vụ và chuyển hàng đến Amazon thì với hình thức FBM, người bán sẽ tự xử lý đơn hàng và giao đến tận tay khách hàng.
Lợi thế FBM mang lại
Hiện nay vẫn có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức FBM để bán hàng trên Amazon bởi những lợi ích nó mang lại sau đây:
Lợi nhuận cao khi dùng
FBM Khi sử dụng hình thức bán hàng FBM trên Amazon bạn sẽ không cần phải trả thêm bất kỳ chi phí phát sinh khác như: phí hoàn thiện đơn hàng, phí lưu kho hàng tháng,... Để có thể tiết kiệm thêm chi phí, bạn cũng được lựa chọn nhà kho và đơn vị vận chuyển phù hợp để tối ưu chi phí cho mình. Mô hình này đặc biệt phù hợp với các mặt hàng lớn có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn.
Xây dựng thương hiệu nhờ FBM
Khi được chủ động sử dụng nguồn hàng và lưu trữ sản phẩm trong kho của mình, bạn sẽ nắm hoàn toàn kiểm quyển soát và sử dụng cùng một lượng hàng đó để điều hành một cửa hàng bán lẻ mà không phải trả thêm chi phí. FBM cho phép bạn giao tiếp trực tiếp cùng khách hàng. Từ đó, bạn là người hiểu rõ insight khách hàng và đáp ứng được chính xác mong muốn của tệp khách hàng mà doanh nghiệp đã định hướng.
Xem thêm tại: Top những sản phẩm người Việt bán trên Amazon
Không cần đáp ứng quá nhiều yêu cầu
Sử dụng hình thức bán hàng FBM trên Amazon bạn sẽ không cần phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu từ Amazon. Đôi khi những điều luật này còn gây bất lợi cho người bán khi tham gia sàn thương mại điện tử. Khác với FBM, hình thức bán hàng trên Amazon FBA yêu cầu khá nhiều về điều kiện đạt chuẩn, đôi khi thay đổi nhanh chóng mà khiến doanh nghiệp không đủ thời gian đáp ứng và tiếp nhận.
Cơ hội mở rộng kinh doanh với FBM
Khi kinh doanh bằng mô hình FBM bạn có thể vừa bán offline và online chỉ với một kho hàng duy nhất. Doanh nghiệp sẽ chủ động kho bãi của mình và có thể đan xen xử lý đơn hàng onl và off. Bạn cũng không bị tăng chi phí vận hành trả cho Amazon khi mở rộng kinh doanh.
Lợi nhuận biên tốt
Amazon luôn cảnh báo với người bán trước về những chi phí dịch vụ có thể tăng bất kỳ lúc nào. Khi thực hiện FBM, bạn sẽ không cần quan tâm đến điều này và không phải chịu bất kỳ chi phí bất thường từ Amazon. Doanh nghiệp khi được chủ động về lưu kho và vận chuyển sẽ có thể tối ưu được vấn đề bày bằng cách lựa chọn phương pháp lưu kho phù hợp và đơn vị vận chuyển tối ưu chi phí. Đặc biệt là khi những sản phẩm có kích thước quá lớn sẽ chiếm không gian và Amazon sẽ thu khoản chi phí này khá cao.
Xem thêm tại: Cách tạo tài khoản Amazon đơn giản nhất cho người mới bắt đầu
Nhược điểm của FBM
Khi sử dụng hình thức bán hàng FBM, người bán phải tự đầu tư về kho bãi để chứa hàng hóa. Điều này khiến cho doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian tìm địa điểm phù hợp và bỏ một khoản tiền đầu tư lớn vào kho bãi. Do đó, hình thức này sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp nhỏ lẻ, chủ động được trong việc lưu kho sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, đối với hình thức FBM, người bán cũng phải chịu trách nhiệm về khâu vận chuyển và đóng gói, kiểm soát đơn hàng trong quá trình vận chuyển. Tại Việt Nam, khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Do đó, khâu đóng gói và vận chuyển mất nhiều thời gian cùng với đó là chi phí và thủ tục giấy tờ xuất khẩu rất phức tạp.
Một điểm nữa trong kinh doanh FBM đó là doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc lên chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng sản phẩm tồn kho. Nếu thực hiện việc này không cẩn thận và khéo léo, bạn sẽ mất rất nhiều chi phí cho hàng tồn kho.
Nên lựa chọn FBM hay FBA
Đối với mỗi doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức kinh doanh FBM hay FBA đều có những lợi thế và bất lợi riêng. Do đó, để nói chính xác bán hàng trên Amazon theo hình thức FBM hay FBA là tốt hơn thì thật sự khó.
Đối với doanh nghiệp lớn, đang trên đà phát triển, gia nhập thị trường Amazon với mục đích tăng doanh số, phát triển vị thế thương hiệu sẽ phù hợp với hình thức FBA. Những doanh nghiệp đủ lớn, có thể đáp ứng được các yêu cầu của Amazon thì đây sẽ là cơ hội hợp tác phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp là nhỏ lẻ, cá nhân kinh doanh, có mong muốn tăng doanh thu thì hình thức FBM sẽ phù hợp hơn. Bên cạnh đó, với những sản phẩm có kích thước và cân nặng lớn, doanh nghiệp nên chủ động tìm nơi lưu kho và tối ưu chi phí vận chuyển để tiết kiệm.
Đối với từng hình thức kinh doanh khác nhau sẽ cần lựa chọn FBM hay FBA cho phù hợp. Tuy nhiên, ở hình thức nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, người bán cần tìm hiểu thông tin thật chi tiết và trau dồi thêm các kỹ năng, kiến thức trước khi gia nhập vào thị trường Amazon.
Kết luận
Bài viết trên từ AGlobal đã giúp bạn đọc hiểu rõ thêm khái niệm về hình thức kinh doanh FBM cũng như ưu nhược điểm của nó mang lại. Hi vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ tìm được một phương pháp kinh doanh phù hợp để mở rộng kinh doanh và định vị thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng.
Hãy liên hệ với AGlobal qua hotline 0888.608.007 hoặc truy cập tại đây để nhận được sự hỗ trợ tận tình nhất từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử!