Mách bạn cách nghiên cứu sản phẩm chinh phục Amazon FBA 2024
Đối với kinh doanh Amazon FBA, việc nghiên cứu sản phẩm là một hoạt động không thể thiếu của các nhà bán hàng. Theo thống kê của Amazon (2021), mỗi ngày có đến hơn 3,700 doanh nghiệp gia nhập sàn TMĐT này, cung cấp hàng triệu các loại sản phẩm khác nhau. Thật khó có thể cạnh tranh nếu sản phẩm mà bạn đưa ra không phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của nghiên cứu sản phẩm trong kinh doanh Amazon FBA nhé!
1. Nghiên cứu sản phẩm khi kinh doanh Amazon FBA
1.1. Amazon FBA là gì?
FBA (Fulfillment By Amazon) là hình thức thức kinh doanh mà người bán hàng sẽ gửi sản phẩm đến kho lưu trữ của Amazon, sau đó Amazon sẽ thực hiện các công việc đóng gói hàng hóa, vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng, quản lý đơn hàng và cung cấp các dịch vụ khách hàng.
Đọc thêm: Amazon FBA Fulfillment - Giải pháp bán hàng tối ưu cho doanh nghiệp
1.2. Tại sao phải nghiên cứu sản phẩm khi kinh doanh Amazon FBA
Nghiên cứu sản phẩm Amazon FBA là một quá trình vô cùng quan trọng mà bất kỳ nhà bán hàng nào cũng đều phải thực hiện trước khi tung ra sản phẩm. Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được sản phẩm phù hợp nhất để bán trên Amazon bằng việc tìm kiếm thông tin, phân tích về quy mô thị trường sản phẩm, xu hướng bán hàng cũng như các ngóc ngách sản phẩm khác nhau.
Từ đó nhằm đánh giá xem liệu một sản phẩm có khả năng thành công trên thị trường Amazon và đem lại lợi nhuận hay không.
2. Các yếu tố cần lưu ý khi nghiên cứu sản phẩm FBA trên Amazon
2.1. Nhu cầu về sản phẩm
Khi nghiên cứu các sản phẩm tiềm năng để bán, bạn cần phải tiến hành phân tích kỹ lưỡng nhu cầu sản phẩm của Amazon. Nếu không có nhu cầu thì sản phẩm của bạn dù có tuyệt vời đến đâu cũng sẽ khó có người mua. Một số yếu tố bạn có thể xem xét để xác định nhu cầu sản phẩm trên Amazon như:
Lượt bán trung bình mỗi ngày của sản phẩm
Xem xét lượt bán hàng mỗi ngày có thể là một yếu tố quan trọng để đánh giá tiềm năng kinh doanh của sản phẩm. Bạn nên chọn sản phẩm có lượng bán trung bình khoảng 10 sản phẩm/ngày trở lên.
Tuy nhiên, hiện Amazon không cung cấp trực tiếp thông tin về số lượng bán hàng hàng ngày đối với sản phẩm của người bán hàng khác. Vì vậy, bạn cần sử dụng đến một số công cụ hỗ trợ như Jungle Scout hoặc Helium 10. Các công cụ này sử dụng các dữ liệu khái quát và thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau để ước tính lượt bán hàng trên Amazon.
BSR (Best Sellers Rank)
BSR là một chỉ số do Amazon cung cấp cho biết vị trí xếp hạng tốt nhất của một sản phẩm trong một danh mục cụ thể trên Amazon dựa trên số lượng bán hàng gần đây, từ đó giúp bạn nắm được hiệu suất bán hàng của sản phẩm.
Ví dụ: Một sản phẩm có BSR là 20.000 thì bán được ít hơn đáng kể so với sản phẩm cùng loại có BSR là 2.000.
Lượng tìm kiếm từ khóa về sản phẩm
Lượng tìm kiếm từ khóa về sản phẩm biểu thị được mức độ quan tâm và tiềm năng tiếp thị của sản phẩm đó trên nền tảng Amazon. Một số công cụ như Jungle Scout, Helium 10 và AMZScout có thể cung cấp cho bạn dữ liệu cụ thể về lượng tìm kiếm từ khóa trên nền tảng TMĐT này.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện tìm kiếm trực tiếp trên Amazon. Nhập từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn vào ô tìm kiếm trên Amazon và xem xét số lượng kết quả tìm kiếm và mức độ cạnh tranh của các sản phẩm hiển thị. Một số gợi ý từ khi nhập từ khóa cũng có thể cho thấy mức độ quan tâm của người dùng.
2.2. Mức độ cạnh tranh của sản phẩm
Bạn cần tìm hiểu về các sản phẩm tương tự đã có trên thị trường và đánh giá các yếu tố như giá cả, chất lượng, tính năng và điểm mạnh/yếu của đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ vị trí sản phẩm của mình trong thị trường và phát triển một đặc điểm nổi bật để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Hãy luôn tìm kiếm một sản phẩm hoặc thị trường ngách có mức độ cạnh tranh thấp. Một sản phẩm có xếp hạng người bán trung bình dưới 100-150 là sản phẩm tốt cho những nhà bán hàng muốn khởi chạy một thương hiệu riêng trên Amazon.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên chọn những sản phẩm đã được thống trị bởi những thương hiệu lớn. Những “ông lớn” này có mức độ nhận diện thương hiệu rất cao nên bạn sẽ khó có thể giành được lượng khách hàng trung thành từ họ.
2.3. Kích thước, trọng lượng và giá sản phẩm
Trong quá trình nghiên cứu sản phẩm, nhà bán hàng cần tìm hiểu kỹ những tiêu chuẩn, yêu cầu về kích thước và trọng lượng sản phẩm. Được biết, khi tham gia bán hàng theo hình thức FBA nhà bán hàng sẽ phải đóng một số loại chi phí, trong đó bao gồm:
Phí FBA sẽ phụ thuộc vào trọng lượng bao bì sản phẩm, trọng lượng sản phẩm càng nhẹ thì phí FBA cho việc thực hiện đơn hàng càng ít.
Phí lưu kho sẽ phụ thuộc vào diện tích mà hàng tồn kho chiếm giữ. Amazon tính phí lưu trữ hàng tháng dựa trên diện tích feet khối được bảo hiểm. Một gói tiêu chuẩn nhỏ và trọng lượng nhẹ sẽ tính phí lưu trữ tối thiểu mỗi tháng.
Nếu chi phí FBA và lưu kho cao, khả năng là bạn sẽ phải đặt mức giá cao hơn cho sản phẩm của mình để thu được lợi nhuận. Trong trường hợp sản phẩm của bạn không quá đặc biệt thì điều này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của bạn trên thị trường.
Bên cạnh đó, giá của các mặt hàng sản phẩm cũng là một yếu tố cần được lưu ý khi nghiên cứu sản phẩm. Nhà bán hàng nên ưu tiên lựa chọn bán những sản phẩm có giá bán từ khoảng $25-80. Bằng cách này nhà bán hàng có thể tiết kiệm chi phí chi trả cho mỗi đơn hàng.
2.4. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận cũng là một yếu tố cần được quan tâm khi nghiên cứu sản phẩm trên Amazon bởi nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mức độ sinh lời của sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể quyết định có nên lựa chọn sản phẩm đó để bán không hoặc đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp như tối ưu hóa chi phí hay tăng giá sản phẩm đối với sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp.
Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như SellerApp để tính tỷ suất lợi nhuận. Bạn chỉ cần cần truy cập danh sách sản phẩm trên Amazon, mở công cụ SellerApp và cung cấp thông tin bao gồm giá vốn hàng bán, phí FBA và chi phí khác, sau đó công cụ sẽ tự động trả về kết quả tỷ suất lợi nhuận cho bạn.
3. Các phương pháp nghiên cứu sản phẩm
3.1. Nghiên cứu thủ công
Bạn có thể bắt đầu quá trình nghiên cứu sản phẩm bằng cách tìm kiếm thủ công trên các danh mục của Amazon như “Best Sellers”, “Movers and Shakers”, “New Releases” và “Most Wished For”.
Từ đó, bạn có thể khám phá ra những ngách phụ của sản phẩm mà có nhu cầu cao, ít cạnh tranh mà chưa được khai thác đầy đủ, tạo ra cơ hội kinh doanh thành công trên Amazon.
Ví dụ: Nếu bạn đang muốn bán các sản phẩm điện thoại thông minh, một phân khúc cần xem xét có thể là bộ sạc di động. Sản phẩm ngách này không mang tính thời vụ và luôn có nhu cầu cao nên sẽ có khả năng bán hàng thành công cao hơn.
Hiện nay, Amazon đang cung cấp một số tính năng hỗ trợ người bán trong việc nghiên cứu sản phẩm trước khi bán trên nền tảng của họ. Dưới đây là một số tính năng quan trọng mà người bán có thể tận dụng trên Amazon:
Tìm kiếm sản phẩm tương tự: Điều này cho phép họ xem giá cả, đánh giá khách hàng, và các thông tin liên quan khác về sản phẩm tương tự để có cái nhìn tổng quan về thị trường.
Xem thông tin sản phẩm cạnh tranh: Amazon hiển thị thông tin chi tiết về sản phẩm cạnh tranh, bao gồm giá cả, đánh giá khách hàng và thông tin về người bán. Điều này giúp người bán hiểu về mức độ cạnh tranh của sản phẩm và tạo ra một chiến lược bán hàng hiệu quả.
Phân tích từ khóa: Amazon cung cấp công cụ phân tích từ khóa (Amazon Keyword Tool) cho phép người bán tìm hiểu về từ khóa phổ biến được sử dụng trong ngành hàng của họ. Điều này giúp người bán tối ưu hóa mô tả sản phẩm và từ khóa để tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Đề xuất sản phẩm: Amazon cung cấp đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử bán hàng và dữ liệu khách hàng. Điều này giúp người bán khám phá các sản phẩm tương tự hoặc liên quan mà họ có thể quan tâm để mở rộng danh mục sản phẩm của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thông tin từ những nguồn như eBay, các trang web thương mại điện tử khác, diễn đàn người bán hàng, mạng xã hội để tìm kiếm ý tưởng sản phẩm, xem xét các sản phẩm phổ biến, xu hướng mới và các lĩnh vực chưa được khai thác.
Đọc thêm: Cách tìm sản phẩm bán chạy trên Amazon
3.2. Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Bên cạnh nghiên cứu thủ công, bạn có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm giúp bạn có cái nhìn toàn diện về thị trường, từ khóa sản phẩm và khả năng cạnh tranh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng thành công trên nền tảng này. Một số công cụ phổ biến như Jungle Scout, Helium 10 và AMZScout có những tính năng vô cùng hữu ích bao gồm:
- Cung cấp các tính năng như tìm kiếm từ khóa, đánh giá cạnh tranh, xác định ngách sản phẩm, theo dõi thay đổi xếp hạng sản phẩm và quản lý danh mục sản phẩm.
- Cung cấp thông tin về doanh số bán hàng, xếp hạng sản phẩm, giá cả và nhiều yếu tố khác để đánh giá tiềm năng của sản phẩm.
- Cung cấp các dữ liệu phân tích sâu về sản phẩm và thị trường, giúp bạn đưa ra quyết định thông minh trong việc chọn sản phẩm và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trên Amazon.
3.3. Sử dụng dịch vụ nghiên cứu sản phẩm
Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về kinh doanh trên Amazon, việc sử dụng các dịch vụ nghiên cứu sản phẩm chuyên nghiệp sẽ bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như được tư vấn để đưa ra lựa chọn về sản phẩm bán hàng phù hợp với nhu cầu thị trường. Từ đó gia tăng khả năng bán hàng thành công.
Là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng trên Amazon theo hình thức FBA, AGlobal sở hữu đội ngũ chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu sản phẩm, giúp xác định được sản phẩm nào có khả năng thành công và đem lại lợi nhuận cho nhà bán hàng.
AGlobal sẽ thực hiện chi tiết các nghiên cứu để đưa ra cho khách hàng bức tranh tổng quát về thị trường sản phẩm trên Amazon. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ, quý khách vui lòng kết nối Tại đây.
4. Kết luận
Nghiên cứu sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng khi một doanh nghiệp hay cá nhân muốn gia nhập sàn TMĐT Amazon. Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp sẽ quyết định rất nhiều đến khả năng bán hàng thành công của bạn.
Một số yếu tố ảnh hưởng trong quá trình nghiên cứu sản phẩm có thể kể đến như nhu cầu thị trường, mức độ cạnh tranh, kích thước, trọng lượng sản phẩm,... Việc thực hiện nghiên cứu sản phẩm một cách hiệu quả sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp trong việc chinh phục thị trường Amazon khốc liệt nhưng cũng đầy tiềm năng này.
Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal
AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.