Giao dịch điện tử là gì? Lợi ích và rủi ro khi thực hiện các giao dịch điện tử

Các phương thức thanh toán truyền thống có sử dụng tiền mặt đang dần được thay thế bởi sự phát triển nhanh chóng của các các giao dịch điện tử. Khi tiến hành các giao dịch điện tử, khách hàng có thể nhận được rất nhiều lợi thế với các loại ưu đãi khác nhau. Doanh nghiệp không chỉ có thể áp dụng một mà thậm chí là nhiều hình thức giao dịch điện tử đối với các phương thức thanh toán của mình. Vậy, giao dịch điện tử là gì và ưu nhược điểm của chúng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết ngày hôm nay nhé!

 

1. Giao dịch điện tử là gì?

Giao dịch điện tử là một hệ thống các hoạt động liền mạch liên quan đến một hoặc nhiều người tham gia, tại đây các giao dịch được thực hiện mà không cần tiền mặt. Giao dịch điện tử đang không ngừng phát triển và trong đó phải kể đến đóng góp không nhỏ của các công ty công nghệ tài chính (fintech), họ đang ngày càng hợp tác với nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế hơn để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của những người tiêu dùng hiểu biết về công nghệ.

Một vài ví dụ về giao dịch điện tử có thể kể đến như

  • Mua hàng trực tiếp tại các điểm bán mà không tiếp xúc (quẹt thẻ thanh toán tại cửa hàng)
  • Mua hàng trực tuyến thông qua thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng
  • Gửi tiền cho bạn bè qua các ứng dụng di động

Ở tất cả các ví dụ trên, công nghệ đã cho phép người dùng hoàn thành giao dịch của mình bằng các thao tác điện tử mà không cần bất kỳ giấy tờ nào để trao đổi hoặc giao dịch. Có thể thấy, các giao dịch điện tử cung cấp độ chính xác, thuận tiện và nhanh chóng hơn cho cả khách hàng và người bán.

Ghi nhớ: 

  • Giao dịch điện tử là một quá trình thanh toán mà các giao dịch diễn ra mà không cần sử dụng tiền mặt. 
  • Một giao dịch điện tử có thể liên quan đến sự hợp tác của nhiều bên bao gồm các công ty tài chính lớn và một số lĩnh vực trong nền kinh tế.
  • Ví dụ: quẹt thẻ ghi nợ tại cửa hàng, thanh toán mua hàng trực tuyến hoặc chuyển tiền từ ứng dụng vào tài khoản ngân hàng.
  • Các loại giao dịch điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và cần thiết hơn khi người tiêu dùng chuyển từ nền kinh tế truyền thống sử dụng tiền mặt sang nền kinh tế kỹ thuật số.

Đọc thêm: Amazon FBA - Bí quyết gia tăng doanh số của doanh nghiệp Việt

2. Hiểu rõ hơn về các giao dịch điện tử

Khi nhu cầu của các nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ tài chính ngày càng phức tạp hơn, các quy trình giao dịch cũng cần được tối ưu hóa và đảm bảo độ chính xác cao. Điều không thể tránh khỏi đó là các tổ chức tài chính sẽ phải tăng số lượng dịch vụ và dịch vụ số hóa, do ảnh hưởng của sự gia tăng nhanh chóng trong việc sử dụng các dịch vụ tự động.

Triển khai công nghệ trong ngành tài chính là một điều cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp khi các khách hàng ngày nay đang tìm kiếm các giải pháp thay thế với chi phí thấp hơn các dịch vụ tài chính truyền thống. Các công ty Fintech đã dẫn đầu cuộc cách mạng trong việc chuyển đổi lĩnh vực tài chính bằng cách số hóa hệ sinh thái giao dịch của khách hàng.

Các giao dịch điện tử liên quan đến việc thực hiện nhiều giao dịch của nhiều công ty, tất cả quá trình đều được hoàn thành chỉ trong khoảng thời gian vài giây.

3. Phân loại các giao dịch điện tử

Người dùng có thể thực hiện rất nhiều loại giao dịch điện tử, trong đó bao gồm:

  • Ghi nợ trực tiếp
  • Chuyển khoản ngân hàng
  • Thanh toán thẻ trực tuyến
  • Thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc
  • Ví điện tử
  • Ứng dụng ngang hàng

Có rất nhiều hình thức thanh toán điện tử khác nhau để người dùng có thể lựa chọn và mỗi hình thức lại có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, tất cả đều hoạt động với tiền đề cơ bản là chuyển tiền tự động từ tài khoản ngân hàng này sang tài khoản ngân hàng khác.

Trong đó, một số các loại hình thanh toán sẽ bao gồm các nhóm tiện ích phụ đi kèm. Ví dụ như một số ví điện tử sẽ cung cấp vé trực tuyến và phiếu giảm giá đối với mỗi thông tin thẻ cung cấp. Khi đó, người dùng có thể xuất trình vé điện tử ngay tại một buổi hòa nhạc mà không cần in vé giấy, cũng giống như việc quét mã QR khi thanh toán tại các điểm bán hàng.

Đọc thêm: Bán hàng trên Amazon: Lợi ích của doanh nghiệp

4. Lợi ích của các giao dịch điện tử

Những lợi thế của giao dịch điện tử là vô cùng rõ ràng đối với bất kỳ ai đã hoặc đang sử dụng các dịch vụ này. Thanh toán điện tử được đánh giá là vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Khi người tiêu dùng thực hiện một thanh toán bằng tiền mặt, họ sẽ phải tính toán thật chính xác và cất số tiền đó đi, ngoài ra số tiền thừa còn lại sẽ được trả cho khách hàng. Ngược lại, các giao dịch điện tử được thực hiện nhanh chóng hơn rất nhiều. Chúng giúp người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thanh toán quốc tế trực tuyến, bao gồm cả trao đổi tiền tệ tức thì với mức phí thấp hơn.

Giao dịch điện tử cũng an toàn hơn so với các giao dịch truyền thống. Không phải cất giữ một số tiền lớn sẽ giúp các cửa hàng tránh khỏi việc bị đánh cắp hoặc ăn chặn hơn, đây là biện pháp ngăn chặn những tên trộm một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, các giao dịch điện tử cũng sẽ để lại những dấu vết trực tuyến và những đặc điểm này có thể được theo dõi bằng các hệ thống bảo mật của ngân hàng, giúp các chuyên gia bảo mật dễ dàng phát hiện ra hoạt động gian lận hơn.

Từ góc độ kinh doanh, một trong những lợi thế chính của giao dịch điện tử là khả năng theo dõi dòng tiền trong thời gian thực. Các hoạt động như huy động vốn cộng đồng cũng giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính bằng cách sử dụng công nghệ hơn.

5. Rủi ro của giao dịch điện tử

Mặc dù các giao dịch điện tử cung cấp rất nhiều lợi ích cho người dùng tuy nhiên cũng có một số nhược điểm của giao dịch điện tử cần được nhắc đến. 

Các giao dịch tài chính được thực hiện trên các nền tảng kỹ thuật số không mang tính ẩn danh giống như giao dịch truyền thống bằng tiền mặt và điều này có thể sẽ trở thành điểm bất lợi khiến giao dịch điện tử không hấp dẫn đối với một số người tiêu dùng. Ngày nay, một số người dùng đang lo lắng về sự an toàn của các thông tin cá nhân do đó, họ có thể thích sử dụng tiền mặt để thanh toán nhiều hơn.

Với các công cụ bảo mật phù hợp và hiện đại, thanh toán qua các nền tảng kỹ thuật số đảm bảo sự an toàn cho những người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không triển khai các lớp mã hóa cơ bản, họ có thể sẽ để dữ liệu của khách hàng bị đánh cắp bởi các tin tặc.

Cuối cùng là các vấn đề về một số khoản phí liên quan đến quá trình xử lý thanh toán trực tuyến. Nếu doanh nghiệp muốn tạo thuận lợi cho các giao dịch điện tử, công ty nên so sánh các tùy chọn một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để không phải trả quá nhiều chi phí không thực sự cần thiết.

Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc: Thương mại điện tử là gì? Tổng quan về thương mại điện tử

LỜI KẾT

Giao dịch điện tử là một yếu tố quan trọng của việc duy trì tính cạnh tranh trong thị trường đang không ngừng phát triển như ngày nay. Chuyển đổi số giúp các công ty tiếp cận khách hàng mới, tạo ra trải nghiệm khách hàng mới và nâng cao, cải thiện đáng kể hiệu quả và độ chính xác của các quy trình kinh doanh. Ngoài ra, nó còn giúp doanh nghiệp tăng năng suất của nhân viên và tăng thêm lợi nhuận cho họ.

AGlobal là doanh nghiệp duy nhất vừa là đối tác quản lý tài khoản, vừa là đối tác quảng cáo của Amazon tại Việt Nam. Với AGlobal, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa trở nên đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.

Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007  để nhận được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal!

AGlobal