ETA là gì? Mách bạn cách hạn chế các rủi ro trong vận chuyển hàng hoá
ETA là thuật ngữ được nhắc đến và sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy ETA là gì và nó có vai trò như thế nào đối với logistics? Cùng AGlobal tìm hiểu và giải đáp nhé!
1. ETA là gì?
Trong hoạt động vận tải hàng hóa (và hành khách) quốc tế, các khách hàng luôn mong đợi hàng hóa của mình sẽ đến đúng nơi vào đúng thời điểm cho đúng khách hàng và việc vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ.
Việc các khách hàng nắm bắt được thời gian lịch trình của tàu biển (vận tải biển) và tàu bay (vận tải hàng không) là vô cùng quan trọng. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ETA là thuật ngữ được nhắc đến và sử dụng khá nhiều.
ETA là viết tắt của Estimated Time of Arrival được hiệu thời gian dự kiến đến nghĩa là thời gian tàu, phương tiện vận chuyển dự kiến đến cảng đích. Nó là thời gian ước tính cho việc đến điểm cuối trong hành trình vận chuyển và được xác định theo ngày và giờ.
ETA được sắp xếp dựa theo điều khoản giao hàng thường sẽ được sử dụng cùng với tên của một cảng biển hoặc một sân bay, để biết thời gian dự kiến đến đó tùy theo điều khoản giao hàng.
Điều khoản giao hàng khác nhau sẽ yêu cầu thời gian giao khác nhau, từ đó người bán có thể cân đối thời gian vận chuyển và ETA sao cho phù hợp.
Đọc thêm: Chi phí vận chuyển khi bán hàng - Những điều bạn cần biết
2. ETA có vai trò gì trong xuất nhập khẩu?
Vai trò chính của ETA trong Logistics:
ETA giúp đảm bảo hàng hóa và dịch vụ luôn ở trong kho khi cần thiết
Thiết lập được ETA chính xác giúp người nhập khẩu (NK) đảm bảo việc giao hàng đúng thời hạn, hoạt động kinh doanh của họ phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ đến trên tàu mỗi ngày; giúp các Nhà sản xuất tránh tình trạng ngừng dây chuyền sản xuất hay hết hàng.
ETA giúp các chính quyền cảng điều hành lưu thông giao thông hiệu quả, giảm ùn tắc, cải thiện độ an toàn và phân bổ nguồn lực tốt hơn.
Các chính quyền cảng cần có thời điểm chính xác để giảm tắc nghẽn, cải thiện an toàn và phân bổ nguồn lực tốt hơn, đồng thời làm cho cảng của họ cạnh tranh hơn.
ETA giúp duy trì độ uy tín trong dịch vụ đối với các doanh nghiệp hay Công ty giao hàng.
Các doanh nghiệp và khách hàng sử dụng vận chuyển như một phương thức chính để đặt hàng cho các hoạt động thương mại của họ. Vì vậy, điều bắt buộc là vận chuyển phải chính xác hơn.
3. ETA được phân loại thế nào trong hoạt động xuất nhập khẩu?
Hiện nay, ETA được phân chia thành nhiều loại khác nhau và thời gian dự kiến hàng đến cảng đích chia thành 2 loại chính dựa trên hình thức vận tải như sau:
3.1. ETA trong hàng hải (đường biển)
Đây là hình thức vận tải phổ biến được nhiều người lựa chọn vì phù hợp để đáp ứng cho mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Hình thức này sẽ sử dụng đến phương tiện chuyên chở là các loại tàu chở hàng với nhiều trọng tải khác nhau.
Việc sử dụng nhiều loại tàu giúp đáp ứng được tất cả nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho mọi người. Các chuyến hàng không bị áp lực về thời gian cũng như số lượng hàng hóa khi vận chuyển, giúp chủ hàng giảm tải chi phí bỏ ra xuống mức thấp nhất.
3.2. ETA trong vận tải hàng hóa
Trong hoạt động vận tải, thời gian dự kiến hàng đến cảng đích được chia ra làm 2 loại đó là:
- Trong vận chuyển hàng hóa qua đường bộ
Vận chuyển hàng hóa qua đường bộ là hình thức sử dụng đến nhiều loại phương tiện để thực hiện hoạt động vận tải như xe ô tô, xe tải, xe container…
Hình thức này đảm bảo tính linh hoạt, cơ động, có khả năng thích nghi với nhiều địa hình vận chuyển khác nhau. Tuy nhiên, vận chuyển qua đường bộ lại có nhược điểm là bị giới hạn khối lượng hàng hóa vận chuyển.
- Trong vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không
So với nhiều hình thức khác thì vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không có khá nhiều ưu điểm. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến lợi thế về mặt tốc độ và thời gian vận chuyển.
Không những đảm bảo hàng hóa được giao nhận nhanh, hình thức này còn đảm bảo hạn chế được nhiều vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển. Tuy nhiên, hình thức này lại có cước phí vận tải cao, khối lượng vận chuyển bị hạn chế và danh mục vận chuyển không đa dạng.
4. Các yếu tố nào có tác động tới ETA?
Thời gian hàng đến cảng đích nhanh hay chậm, đúng với dự kiến hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, khách quan có mà chủ quan cũng có. Theo đó, có thể nhắc đến:
4.1. Phương tiện vận tải
Mỗi hình thức vận chuyển sử dụng các loại phương tiện khác nhau. Trong khi đó, tốc độ vận chuyển của mỗi phương tiện lại không đồng nhất, có phương tiện di chuyển nhanh nhưng có phương tiện lại di chuyển chậm.
4.2. Loại hàng gửi đi
Vận chuyển loại hàng dễ hư hỏng hoặc có hạn sử dụng ngắn như rau củ quả, thực phẩm,…thường ưu tiên lựa chọn hình thức vận chuyển giúp rút ngắn thời gian giao hàng. Với các loại hàng khó hư hỏng lựa chọn nhiều hình thức vận chuyển khác nhau miễn sao đảm bảo hàng đến nơi an toàn và tiết kiệm chi phí.
4.3. Ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên
Một số điều kiện thời tiết xuất như mưa bão, sóng thần, động đất,…đều có thể ảnh hưởng khiến hoạt động vận chuyển bị gián đoạn. Thậm chí, tàu thuyền, ô tô hay máy bay có thể gặp tai nạn do điều kiện thời tiết xấu trong quá trình vận chuyển.
4.4. Khối lượng hàng hóa vận chuyển
Khối lượng hàng hóa chuyên chở có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ vận chuyển của phương tiện. Theo đó, vận chuyển càng nhiều hàng hóa thì tốc độ di chuyển sẽ càng chậm và ngược lại;
4.5. Yếu tố con người
Bốc xếp hàng chậm, xử lý hàng hóa khiến lô hàng xuất phát chậm cũng chính là lý do khiến thời gian hàng đến nơi sai lệch so với dự kiến.
5. Cách hạn chế các rủi ro trong vận chuyển
5.1. Đóng gói hàng hóa đúng quy cách
Một trong những lưu ý đầu tiên bạn cần quan tâm khi vận chuyển hàng hóa có giá trị cao đó chính là đóng gói hàng hóa đúng cách. Việc tuân thủ nguyên tắc đóng gói hàng có giá trị cao sẽ giúp bạn hạn chế khá tốt những rủi ro dẫn đến hư hỏng hàng hóa khi giao nhận.
5.2. Thực hiện đúng các thủ tục gửi hàng
Việc thực hiện sai một thủ tục cũng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và quá trình xử lý bồi thường khi hàng hóa gặp sự cố. Do đó, bạn cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục theo đúng hướng dẫn của bên giao nhận.
Ngoài các loại giấy tờ cơ bản như hợp đồng, hóa đơn, phiếu xuất kho,… thì tùy theo loại hàng cũng như giá trị của hàng hóa mà bên vận chuyển có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ khác. Để chắc chắn đủ các loại giấy tờ cần thiết khi vận chuyển, bạn nên hỏi kỹ đơn vị giao nhận để đảm bảo hoàn thành đủ các thủ tục cần thiết.
5.3. Mua bảo hiểm hàng hóa cho đơn hàng
Đây có thể coi là cách giúp bạn đảm bảo quyền lợi ở mức tốt nhất. Bởi vì, nếu lựa chọn thêm dịch vụ này, bên giao nhận sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người gửi 100% giá trị hàng hóa vận chuyển.
Tuy nhiên, việc lựa chọn thêm dịch vụ vận chuyển cũng kéo theo đó là khoản phí phải trả cho bên giao nhận sẽ tăng lên. Nếu chọn thêm dịch vụ này, tất cả các điều khoản, mức bồi thường và trách nhiệm sẽ được quy định rõ ràng trong dịch vụ vận chuyển.
Đọc thêm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
5.4. Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín
Việc tìm đúng, chọn trúng công ty vận chuyển chuyên nghiệp sẽ giúp đơn hàng tránh được những sự cố không đáng có. Thêm vào đó, mọi quyền lợi khi giao nhận của khách hàng cũng được đảm bảo ở mức tốt nhất.
6. Kết luận
Như vậy, biết chính xác về ETA là cách tốt nhất để đảm bảo hàng hóa đến nơi giao nhận đúng thời gian. Qua bài viết trên, AGlobal đã mách bạn những tip hữu ích để không gặp rủi ro trong vận chuyển đúng không nào?
Theo dõi AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.
AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.