Bán hàng ra nước ngoài như thế nào và những rủi ro cần lưu ý

1. Thế nào là bán hàng ra nước ngoài?

Có thể hiểu đơn giản bán hàng ra nước ngoài là hoạt động trao đổi, giao dịch giữa người mua và người bán ở hai đất nước khác nhau nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu và đem lại giá trị lợi ích cho cả hai bên.

Hoạt động bán hàng ra nước ngoài liên quan chặt chẽ đến quá trình các doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán hàng ra thị trường quốc tế thay vì gắn bó với thị trường địa phương của họ. Bằng cách này, các doanh nghiệp có xu hướng tận dụng nhiều cơ hội mới, chẳng hạn như đa dạng hóa sản phẩm, thu hút khán giả trung thành mới, mở rộng độ nhận diện thương hiệu hơn, v.v. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần đối mặt với một số khó khăn như khác biệt giữa văn hóa địa phương, ảnh hưởng của chính trị pháp luật và một số vấn đề khác.

Hiện nay, có rất nhiều hình thức để doanh nghiệp có thể bán hàng ra nước ngoài, kể đến như: dropshipping, FBA (fulfillment by Amazon), kinh doanh online,.... Tuy nhiên, đa số đều đến từ hình thức mua bán trực tuyến. Có thể thấy nhờ có thị trường trực tuyến mà hoạt động kinh doanh xuyên biên giới đã phát triển hơn rất nhiều. Vì vậy trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng AGlobal tìm hiểu kỹ hơn về bán hàng ra nước ngoài trên khía cạnh trực tuyến nhé!

Đọc thêm: Báo cáo “Bức tranh toàn cảnh ngành thương mại điện tử” của NielsenIQ - Cơ hội vàng cho mặt hàng Việt vươn ra thế giới

2. Tại sao cần bán hàng ra nước ngoài?

2.1. Mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng doanh số sản phẩm

Thị trường tiêu dùng quốc tế đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Theo eMarketer, doanh số bán lẻ trực tuyến sẽ đạt 6,17 nghìn tỷ đô la vào năm 2023, trong đó các trang web thương mại điện tử chiếm 22,3% tổng doanh số bán lẻ. Mặc dù ngành bán lẻ đã có một năm 2020 đầy khó khăn dường như nhưng mọi thị trường quốc gia được eMarketer bao phủ đều chứng kiến mức tăng trưởng thương mại điện tử hai con số. Có thể kể đến như Mỹ Latinh đạt 85 tỷ USD doanh thu từ thương mại điện tử vào năm 2021, tăng 25% so với 68 tỷ USD vào năm 2020. Ngoài ra, thị trường thương mại điện tử Ấn Độ dự kiến sẽ tăng lên 111,4 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 46,2 tỷ USD vào năm 2020. Nga, Anh và Philippines cũng đã chứng kiến mức tăng trưởng doanh số thương mại điện tử hơn 20% vào năm 2021.

 

2.2. Củng cố hình ảnh thương hiệu Việt với người tiêu dùng quốc tế

Có thể thấy nhiều người tiêu dùng trên thế giới đã bị thu hút bởi những yếu tố thương hiệu độc đáo đến từ các sản phẩm Việt Nam. Điều này có nghĩa nếu tiềm năng sản phẩm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn do sự thu hút của thương hiệu, giá các sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ được nâng giá cao hơn. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp đã sở hữu một thương hiệu đặc biệt mạnh ở thị trường nước ngoài, họ có thể củng cố nó hơn nữa bằng cách mở rộng độ phủ của thương hiệu ra các thị trường quốc tế khác.

Lưu ý: Hay đảm bảo rằng doanh nghiệp đang tuân thủ đúng luật hải quan bởi ở mỗi nước lại có những quy định về pháp lý khác nhau.

Đọc thêm: GẦN 7,2 triệu sản phẩm “MADE IN VIỆT NAM” bán thành công trên Amazon

3. Bán hàng ra nước ngoài như thế nào?

Không có quá nhiều sự khác biệt giữa thương mại điện tử quốc tế và thương mại điện tử địa phương. Tất nhiên, vẫn có một số quy định dành riêng cho từng quốc gia và một số yếu tố phức tạp do kế hoạch kinh doanh toàn cầu của doanh nghiệp, tuy nhiên, về lâu dài, đây vẫn được coi như một hoạt động kinh doanh đầy tiềm năng. 

3.1. Quyết định xem doanh nghiệp có muốn tham gia thị trường Thương mại quốc tế hay không?

Nhiều doanh nghiệp đã sở hữu những website vô cùng vững chắc trong việc bán sản phẩm của mình ở thị trường địa phương. Và điều đó khiến họ cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định tham gia một thị trường Thương mại điện tử toàn cầu. 

Ví dụ: doanh nghiệp có thể niêm yết sản phẩm của mình trên một trong những thị trường quốc tế lớn trên thế giới, chẳng hạn như Amazon, Alibaba hoặc eBay để lan tỏa độ phủ thương hiệu đến thị trường nước ngoài. Tất nhiên, không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với các tiêu chuẩn của những sàn thương mại điện tử toàn cầu này. Có một số chính sách nhất định mà doanh nghiệp sẽ cần tuân thủ để trở thành đối tác bán hàng của họ. Tuy nhiên, về lâu dài, tham gia một hoặc một số thị trường trực tuyến được coi là cách dễ dàng nhất để tiếp cận thị trường mua bán hàng hóa trên thế giới.

Nếu doanh nghiệp quyết định tự mình tiếp tục hành trình tham gia vào Thương mại điện tử quốc tế, họ chắc chắn sẽ có nhiều sự tự do hơn nhưng cũng có cần đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn. Như vậy, tất cả trách nhiệm về dịch vụ khách hàng, tiếp thị và tất cả các hoạt động hậu cần liên quan đến việc điều hành các hoạt động toàn cầu đề được đặt dưới sự quản lý của doanh nghiệp.

3.2. Đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ giao dịch và yếu tố địa phương hóa để bán hàng và phục vụ hoạt động marketing

Bí quyết chính để hoạt động thương mại điện tử quốc tế đi đến thành công đó là doanh nghiệp vừa có thể bán hàng trên toàn cầu trong khi vẫn duy trì được hoạt động bán hàng tại địa phương. Tất nhiên, cách dễ nhất để làm điều này là thuê các nhóm chuyên trách tại địa phương để đảm nhận các công việc chính, trình bày sản phẩm, marketing, v.v. Tuy nhiên, việc này có thể tốn kém và tốn thời gian, vì vậy nhiều chủ doanh nghiệp đã chọn cách giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát của chính họ.

Trước hết, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sản phẩm của họ không thuộc bất kỳ danh mục nhạy cảm nào, được phép bán và phân phối ở host country (nước chủ nhà).

Sau đó, doanh nghiệp có thể đầu tư vào một phiên dịch viên giỏi, người sẽ giúp cho sản phẩm họ chào bán trở nên hấp dẫn và gần gũi hơn đối với thị trường địa phương. Theo tài liệu nghiên cứu, 75% khách hàng thích mua sắm bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. 

Hơn nữa, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp có hỗ trợ các phương thức thanh toán phù hợp với đối tượng toàn cầu. PayPal không có sẵn ở mọi quốc gia, nhưng nó có thể là một giải pháp thay thế hợp lệ!

Cuối cùng, hãy cân nhắc đầu tư vào Influencer Marketing như một phần trong kế hoạch truyền thông của bạn để những người có ảnh hưởng đến công chúng mục tiêu, những người công chúng mục tiêu tin tưởng sẽ quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp.

3.3. Tính đến phương án logistics toàn cầu và vận chuyển hàng hóa quốc tế

Đây là một trong những bước khó nhất của quá trình mở rộng kinh doanh quốc tế. Doanh nghiệp không chỉ cần lên kế hoạch khiến sản phẩm của mình được tối ưu hóa cho hoạt động bán hàng tại host country mà còn cần đảm bảo rằng tất cả các khâu hậu cần hoạt động một cách trơn tru.

Lý tưởng nhất là doanh nghiệp cần có một số kho hàng ở các điểm chiến lược trên toàn cầu để tăng tốc độ vận chuyển. Thay vì đầu tư vào việc xây dựng chuỗi cung ứng của riêng mình, doanh nghiệp có thể chỉ cần hợp tác với các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần nghĩ đến ảnh hưởng của tất cả các chi phí vận chuyển và lợi nhuận tiềm năng đến giá và lợi nhuận cuối cùng của. Con số này có đang quá lớn hay không? Việc giao hàng đến một quốc gia nhất định có thể có lợi hơn cho cửa hàng Thương mại điện tử quốc tế của bạn về lâu dài không? Nhà quản trị cần đánh giá các con số, kiểm tra chi phí thật chi tiết trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

3.4. Nghiên cứu các quy định pháp lý của từng quốc gia cụ thể

Khi doanh nghiệp quyết định bắt đầu bán hàng quốc tế, họ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến khó khăn với các quy định pháp lý tại host country. Thành thật mà nói, lời khuyên tốt nhất mà chúng tôi có thể cung cấp cho bạn đó là thuê một đội ngũ pháp lý toàn cầu với các chuyên gia tận tâm có thể giúp doanh nghiệp trong việc gia nhập thị trường quốc tế. 

Hãy nhớ rằng, với tư cách là một doanh nghiệp toàn cầu, giờ đây công ty phải tuân theo luật pháp của thị trường quốc tế cũng như các quy tắc và quy định cụ thể đối với thương mại điện tử tại 1 host country nhất định. 

3.5. Đảm bảo việc hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi

Hỗ trợ khách hàng là điều quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào và trở thành một yếu tố không thể thiếu để khách hàng quyết định có tin tưởng công ty một lần nữa hay không.

Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động bán hàng trên thị trường quốc tế, địa phương hóa là chìa khóa dẫn đến cánh cửa thành công. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề của riêng ngôn ngữ mà doanh nghiệp cũng cần có một nhóm hỗ trợ khách hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ ít nhất trong giờ làm việc của host country. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xem xét việc sử dụng các nền tảng thuận tiện cho khách hàng tiềm năng của mình, ngay cả khi doanh nghiệp không quen thuộc với chúng. 

Doanh nghiệp cần nắm rõ khách hàng của mình ở đâu và nói được ngôn ngữ của họ. Nếu không, toàn bộ hoạt động bán hàng ra nước ngoài của doanh nghiệp sẽ thất bại.

4. Một số rủi ro cần lưu ý khi bán hàng ra nước ngoài

Rủi ro chính trị hoặc rủi ro quốc gia là một trong những rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt. Khi lựa chọn một thị trường quốc tế để kinh doanh, rủi ro chắc chắn phải là một phần trong tiêu chí lựa chọn của doanh nghiệp.

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà khách hàng không thể trả nợ do họ không có khả năng thanh toán hoặc quyết định không thanh toán. Rủi ro có thể được giảm thiểu bằng cách yêu cầu thanh toán trước khi vận chuyển hàng hóa, điều này có thể làm giảm số lượng khách hàng tiềm năng tuy nhiên bằng cách yêu cầu khách hàng tuần thủ quy trình bảo mật toán, doanh nghiệp vẫn có thể mang lại niềm tin đối với khách hàng.

Rủi ro ngoại hối là rủi ro mà đồng đô la sẽ thay đổi về giá trị so với đồng tiền của khách hàng khi chấp nhận thanh toán ngoại tệ. Nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm bằng đô la Mỹ và tỷ giá đồng tiền tại thời điểm đó có thể có lợi cho doanh nghiệp tuy nhiên lại đem lại rủi ro cho khách hàng. Do đó, khách hàng có thể yêu cầu mức giá thấp hơn trong lần đặt hàng tiếp theo. 

Để giảm thiểu rủi ro này, doanh nghiệp có thể sử dụng các kỹ thuật phòng rủi ro như netting và hợp đồng hạn chế. Các ngân hàng có thể cung cấp thêm chi tiết về các tùy chọn này. Mặc dù cách dễ nhất để đối phó với rủi ro ngoại hối là chỉ bán bằng đồng đô la Mỹ, tuy nhiên việc này đôi khi có thể tồn tại một số bất cập nhất định.

Đọc thêm: Rủi Ro Cần Biết Khi Bán Hàng Trên Amazon

LỜI KẾT

Có thể thấy, bán hàng ra nước ngoài là một trong những cách lý tưởng để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tất nhiên, điều đó đi kèm với những rủi ro và hạn chế riêng của nó và doanh nghiệp cần đánh giá xem liệu đây có phải là phương án phù hợp không. Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về bán hàng ra nước ngoài như thế nào và những rủi ro của nó. Mong rằng những thông tin mà AGlobal cung cấp trong bài viết hữu ích đối với bạn!

AGlobal là doanh nghiệp duy nhất vừa là đối tác quản lý tài khoản, vừa là đối tác quảng cáo của Amazon tại Việt Nam. Với AGlobal, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa trở nên đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.
Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007  để nhận được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal!

AGlobal