Prime Rate là gì? Những điều cần biết
Prime rate là gì? Những điều gì mà người làm kinh doanh cần biết về Prime rate
1. Prime rate là gì?
Prime rate (lãi suất cơ bản) là lãi suất thấp nhất được ngân hàng thương mại chủ lực áp dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Đây là các đối tượng khách hàng ít có khả năng vỡ nợ nên ngân hàng có thể tính lãi suất cho các doanh nghiệp này với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ được tính cho các khách hàng có khả năng vỡ nợ cao hơn khi vay tiền.
Lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố.
2. Prime Rate hoạt động như thế nào?
Lãi suất cơ bản là cơ sở hoặc điểm tham chiếu để xác định hết các khoản lãi suất cho vay khác đối với người vay, mặc dù nó có thể không được liệt kê cụ thể như là một thành phần tỷ lệ lãi suất được tính.
Lãi suất cơ bản đóng vai trò như một khoản bồi thường lại cho các rủi ro mà bên cho vay phải chịu dựa trên những thông tin lịch sử tín dụng người đi vay và những khoản giao dịch tài chính khác được cung cấp.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn căn cứ vào lãi suất cơ bản để điều chỉnh lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi). Lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng và ngược lại. Ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay để xây dựng phương hướng hoạt động của ngân hàng.
Lãi suất cơ bản là còn là công cụ được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm hướng đến những mục tiêu bình ổn giá cả, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và định hướng hoạt động tín dụng.
3. Cách xác định Prime rate là gì?
Vậy cách để xác định prime rate là gì? Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung - cầu vốn.
Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại thời điểm trả nợ.
4. Tác động của Prime Rate là gì?
Lãi suất cơ bản ảnh hưởng đến nhiều khoản vay ngân hàng. Khi lãi suất cơ bản tăng lên, chi phí để tiếp cận các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ , hạn mức tín dụng (LOC), khoản vay mua ô tô, thế chấp và lãi suất thẻ tín dụng cũng tăng theo.
Cụ thể:
- Lãi suất cơ bản là cơ sở hoặc điểm tham chiếu để xác định hết các khoản lãi suất cho vay khác đối với người vay, mặc dù nó có thể không được liệt kê cụ thể như là một thành phần tỷ lệ lãi suất được tính.
- Lãi suất cơ bản đóng vai trò như một khoản bồi thường lại cho các rủi ro mà bên cho vay phải chịu dựa trên những thông tin lịch sử tín dụng người đi vay và những khoản giao dịch tài chính khác được cung cấp.
- Lãi suất cơ bản là cơ sở mà các tổ chức tín dụng khác dùng làm căn cứ ấn định lãi suất kinh doanh.
- Lãi suất cơ bản là công cụ được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm hướng đến những mục tiêu bình ổn giá cả, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và định hướng hoạt động tín dụng.
- Lãi suất cơ bản còn là yếu tố quyết định biến động của giá cả chứng khoán.
Pháp luật quy định các tổ chức tín dụng sẽ lấy lãi suất cơ bản để điều chỉnh lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng không được vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn căn cứ vào lãi suất cơ bản để điều chỉnh lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi). Lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng và ngược lại. Ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay để xây dựng phương hướng hoạt động của ngân hàng.
5. Prime rate đã thay đổi theo thời gian như thế nào?
Lãi suất cơ bản được nhắc đến trong Luật Ngân hàng nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/10/1998, tuy nhiên lãi suất cơ bản được công bố chính thức lần đầu vào ngày 02/08/2000 tại Quyết định 242/2000/QĐ-NHNN. Theo đó, tại thời điểm lần đầu được công bố, mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là 8%/năm.
Từ ngày 05/8/2000 đến ngày 31/5/2002, mức lãi suất cơ bản được cộng với biên độ từ 0,3 - 0,5%/tháng để làm cơ sở tính lãi suất cho vay đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng.
Đến tháng 06/2008, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định 1317/QĐ-NHNN quy định về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, mức lãi suất cơ bản tăng lên 14%/năm (mức cao nhất từ trước đến nay).
Sau một thời gian áp dụng mức lãi suất trên, do nhiều biến động của thị trường tài chính, ngày 27/10/2010, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định 2561/QĐ-NHNN quy định lại về mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước, theo đó mức lãi suất cơ bản được giảm xuống còn 8%/năm.
Đến ngày 29/11/2010, Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành Quyết định 2868/QĐ-NHNN tiếp tục ban hành QUyết định 2868/QĐ-NHNN để chiều chỉnh mức lãi suất cơ bản lên 9%/năm. Đây là mức lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước công bố và áp dụng đến nay.
Vì vậy, mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước năm 2022 vẫn được áp dụng theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo đó mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
6. Điều gì không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của Prime rate?
Bất kỳ khoản vay hoặc hạn mức tín dụng hiện tại nào được giữ với lãi suất cố định sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lãi suất cơ bản. Điều này có thể bao gồm các khoản vay sinh viên, thế chấp có lãi suất cố định và tài khoản tiết kiệm.
Tìm hiểu thêm: Bật mí cách bán hàng trên Amazon kiếm hàng tỉ đồng chỉ với 5 bước cơ bản (aglobal.vn)
7. Kết luận
Qua bài này, chúng ta đã hiểu được Prime rate là gì. Prime rate (Lãi suất cơ bản) là lãi suất thấp nhất được ngân hàng thương mại chủ lực áp dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Chính vì vậy, việc có kiến thức và hiểu biết rõ ràng về lãi suất cơ bản cũng như tận dụng được nó hiệu quả sẽ giúp cho những người làm kinh doanh và các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
-----------------------------------------------------
AGlobal là đơn vị cung cấp dịch vụ về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất, mà cụ thể là dịch vụ thực thi bán hàng trên Amazon. Doanh nghiệp của bạn có nhu cầu tiếp cận và phát triển trên sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon? Hãy đăng ký tại đây để nhận được sự hỗ trợ 1 - 1 hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia của AGlobal nhé. AGlobal với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp từ A đến Z, đảm bảo sự thuận lợi khi bán hàng trên Amazon.