FOB là gì? Những điều cần biết về FOB trong xuất nhập khẩu

Điều kiện FOB là thuật ngữ quen thuộc trong ngành xuất nhập khẩu. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu, thì nên sử dụng điều kiện FCA.

 

1. FOB là gì?

1.1. Khái niệm FOB

FOB - Free On Board (...named port of shipment) - Giao lên tàu (...cảng bốc hàng quy định) là điều khoản giao hàng được quy định trong Incoterms được sử dụng phổ biến trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 

*Incoterms là bộ tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương

 

Điều kiện FOB có nghĩa là người bán hàng giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Hay nói cách khác, toàn bộ chi phí và rủi ro mất mát, hư hại về hàng hóa sẽ do người mua chịu toàn bộ trách nhiệm kể từ sau điểm ranh giới đó.

Đối với FOB, người bán hàng cần phải làm thủ tục, giấy tờ thông quan xuất khẩu cho tất cả hàng hóa. 

Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu, thì nên sử dụng điều kiện FCA 


1.2. Một số thuật ngữ liên quan

Bên cạnh điều kiện FOB trong Incoterms được sử dụng rộng rãi, trong thực tế các nhà kinh doanh còn dùng những FOB với một số thay đổi như: 

FOB under tackle (FOB dưới cần cẩu): Mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa cho đến khi cần cẩu móc hàng sẽ do nhà bán hàng chịu toàn bộ trách nhiệm.

 

FOB stowed or FOB trimmed (FOB san xếp hàng): Người bán hàng đảm nhiệm trách nhiệm xếp hàng và san hàng trong khoang hầm tàu. 

Rủi ro, tổn thất hàng hóa chuyển từ người bán hàng sang người mua hàng khi việc xếp (hoặc san) hàng đã được thực hiện xong, trong trường hợp hợp đồng không có quy định thêm. 

FOB shipment to destination (FOB chở hàng đến): Trách nhiệm thuê tàu chở hàng đến cảng quy định sẽ do người bán đảm nhiệm, còn chi phí hay rủi ro sẽ do người mua chịu trách nhiệm. 

FOB liner terms (FOB tàu chợ): Người bán hàng không phải trả chi phí dỡ hàng. Toàn bộ chi phí bốc hàng và chi phí dỡ hàng đã được tính trong tiền cước tàu chợ 
Lưu ý: Khi kinh doanh thị trường quốc tế cần chú ý đến tập quán địa phương. 

2. Giá FOB là gì?

Giá FOB là giá tại cửa khẩu tại quốc gia của bên bán hàng. 

Giá FOB gồm có:  Tất cả chi phí vận chuyển lô hàng tới cảng, thuế xuất khẩu cũng như thuế làm thủ tục xuất khẩu. 

Lưu ý: Giá FOB sẽ không gồm phí vận chuyển lô hàng hàng qua đường biển và chi phí bảo hiểm đường biển. 

Ví dụ:

Một doanh nghiệp Việt Nam giao dịch mua hàng từ cảng của Hàn Quốc nhập khẩu về Việt Nam qua cảng Đà Nẵng. Doanh nghiệp đó sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho việc thanh toán chi phí, cũng như mua bảo hiểm cho lô hàng khi vận chuyển từ cảng Hàn Quốc đến cảng Đà Nẵng. 

3. Một số câu hỏi về FOB

3.1 Doanh nghiệp nên nhập hàng theo FOB hay CIF?

Doanh nghiệp nên căn cứ vào kinh nghiệm xuất nhập khẩu của công ty để lựa chọn điều kiện nhập hàng hợp lý.

 

Với doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nền tảng về xuất nhập khẩu hoặc có quy mô nhập hàng lớn FOB sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất. 

Với hình thức FOB, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát được cước vận chuyển, chi phí chuyển hàng vì việc đặt tàu là do doanh nghiệp tự chọn. 

 

Nhờ vậy mà sẽ tối ưu được một khoản chi phí đáng kể. Đồng thời, dễ dàng nắm bắt các thông tin của lô hàng và kịp thời hỗ trợ khi có vấn đề phát sinh.

 

Với doanh nghiệp lần đầu tiên nhập hàng hoặc chưa có kinh nghiệm nhập hàng hay thu mua khối lượng nhỏ thì CIF là điều kiện phù hợp và được yêu thích hơn cả. 

 Đọc thêm: Chiến lược Marketing là gì? Tổng hợp chi tiết cho doanh nghiệp SMEs

Tuy rằng việc nhập theo Giá CIF sẽ cao hơn giá FOB, do các chi phí đến từ người bán. Song doanh nghiệp sẽ không bị loay hoay hay mất thời gian tìm kiếm đơn vị tàu, đơn vị bảo hiểm và mọi trách nghiệp sẽ được bên cung cấp đảm nhiệm.

Doanh nghiệp bạn không cần phải mất thời gian tìm tàu và hãng bảo hiểm hàng, mọi trách nhiệm bên cung cấp sẽ lo.

3.2. Điểm khác biệt giữa CIF và FOB là gì?

Tuy rằng đều là hình thức giao tại cảng xếp hàng xong CIF và FOB vẫn có sự khác biệt nhất định về điều kiện giao hàng, bảo hiểm hàng hóa và trách nhiệm thuê tàu hàng. (Nội dung chi tiết như ảnh dưới đây) 

3.3. Lý do khiến các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn xuất khẩu FOB là gì?

Việc lựa chọn xuất khẩu theo FOB giúp doanh nghiệp nhanh chóng bán được hàng, kết thúc hợp đồng vận tải và chấm dứt toàn bộ trách nghiệm về hàng hóa sau khi chúng được xếp hoàn tất lên tàu.

Phần lớn công ty Việt Nam xuất khẩu nguyên nhiên liệu, hàng linh kiện, sản phẩm thô, bán thành phẩm. Do đó giá trị gia tăng thấp cũng như nhu cầu xoay vòng vốn nhanh và mạnh. 

Thêm đó là kinh nghiệm về hoạt động xuất khẩu hàng còn non nớt nên sẽ để nhà mua hàng chịu các trách nhiệm còn lại.

Nói cách khác, việc FOB được lựa chọn làm hình thức xuất khẩu phổ biến là do doanh nghiệp Việt Nam còn chưa đủ năng lực cạnh tranh để lựa chọn xuất khẩu theo hình thức khác.

4. Kết luận 

Ngày nay việc kinh doanh xuất khẩu ngày một phát triển vượt bậc. Qua bài viết “FOB là gì? Những điều cần biết về FOB trong xuất nhập khẩu” mong rằng sẽ giúp ích cho bạn đọc những thông tin cần thiết về FOB. Ngày nay việc kinh doanh xuất khẩu ngày một phát triển

Theo dõi blog  AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.

Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007  để nhận được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal!

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản và quảng cáo của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 100+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả. 

AGlobal